Trẻ em Nhật học kỹ năng sống văn minh qua bữa ăn trưa

Phụ huynh ta chỉ cần nhớ: hè là cho trẻ con sống đời con trẻ - Ảnh 1. Khi trẻ con ôm chồng vở phần thưởng cuối năm về, báo hiệu mùa hè bắt đầu, phụ huynh biết mình giờ chính thức "đối đầu tướng cướp". Làm gì để chúng chơi được mà không quên bài? Làm gì để sau kỳ hè nhàn nhã chúng không hình thành những thói quen xấu? Không phải bố mẹ nào cũng có thời khóa biểu tự do để cả hè rong ruổi cùng con lên rừng xuống suối mò cua bắt ốc "giả" nông dân. Không phải ai cũng có tiền (và cả can đảm) để gửi con đi các trại hè xa nhà. Số đông vẫn là: bố mẹ tiếp tục đi làm, cùng lắm dành ra vài ngày phép đưa cả nhà đi nghỉ mát, rồi sau đó con cái ở nhà, chơi loanh quanh trong xóm, xem tivi, bấm máy. Sau nửa tháng, tất cả đều sốt ruột, và con cái bắt đầu vào các lớp học thêm, cầm chừng và yên tâm. Mùa hè coi như được giải quyết. Thật phí phạm những mùa hè như thế. Giống như sau ba tiết học, có mỗi mười lăm phút ra chơi thì vẫn phải ôn bài và ngồi yên trong lớp. Chị Quỳnh Hoa (Hà Nội) ngay từ đầu hè đã ngồi lại với cô con gái lớp 10, giao tiền chợ hàng tuần và mỗi ngày con bé phải đi chợ, nấu cơm, trong chừng ấy kinh phí mà tươm tất. Đối với cô bé, không phải ngày nào cũng là trải nghiệm vui: có những bữa ăn không thành công, có tuần bị hụt tiền. "Phải rút kinh nghiệm và cố gắng thôi, quan trọng là sau kỳ hè này con bé sẽ học được cách quản gia đình" - chị Hoa nói. Với anh Thành (TP.HCM), mục tiêu trong hè là thằng Hiếu phải cao được 1,6m. Anh đến trường đăng ký lớp bóng rổ cho con, đến hồ bơi ghi danh lớp học bơi. Vợ anh gửi mua sữa (nghe nói) vừa rẻ vừa tốt từ nước ngoài, thằng Hiếu được giao cai quản hộp sữa, tự pha; cứ mỗi centimet cao thêm Hiếu sẽ được thưởng một số tiền nên chăm chỉ nhờ mẹ đo, lại còn biết cách đo kiểu hoa hậu cho có lợi: đo vào buổi sáng. Còn chị Trường (TP.HCM), suốt trong năm học đã giấu iPad và máy Nintendo trong tủ quần áo, để thằng Danh con chị tập trung học hành. Tuy thằng bé không dám đòi nhưng vào hè chị tự thấy không nên khắc nghiệt quá - bản thân chị cũng có khi chơi xếp ngọc và Pikachu mê mải cả hai tiếng. Chị đi làm, giao máy ở nhà cho ông bà kèm danh sách những thứ thằng Danh phải hoàn tất, ông bà cần nghiệm thu: xếp quần áo, lau hai tầng nhà xong là tới một cữ chơi. Rửa chén đĩa bữa trưa xong là tới một cữ chơi nữa. Đến tối khi chị về, Danh làm ba bài tập toán là một cữ chơi. Cái được ở đây là gì? "Là nó không lạc hậu với bạn bè và không quá đói khát game" - chị Trường nói. Việc chơi đó không phải cứ đương nhiên hè là được, cũng phải có lao động cả. Còn nhiều mô hình lắm, dành cho những người không thể bứt mình để về quê dài ngày, để gửi con nơi xa, đành cố thủ tại chỗ với đứa bé không có "cơ quan chủ quản" mà lại cũng không đủ tự lập, vững vàng để đi qua một mùa hè "có ý nghĩa". Để thành công, mỗi mô hình đơn giản này phải có một mục tiêu xuyên suốt: biết được việc nội trợ (chị Hoa), cao được độ cao cần thiết (anh Thành), đền bù thời gian cấm đoán (chị Trường)... Mỗi hè chỉ nên giải quyết một mục tiêu thôi, nhưng phải bám chặt vào đó, làm đều đặn theo thời khóa biểu đàng hoàng. Dĩ nhiên, các ông bố, bà mẹ có một cái xấu là thấy con mình "kín lịch" rồi là mình coi như xong nghĩa vụ hè. Không. Có con là phải nghỉ hè với nó, tranh thủ hết cỡ đưa nó đi đây đi đó, không xa thì gần, nhiều khi chỉ là phường bên thôi cũng là đi, miễn trên đường đi nói chuyện với con, nghe nó hỏi những câu lẩn thẩn, nó kể những chuyện mình thật sự không hề quan tâm. Và bởi vì chúng vẫn đang tuổi đi học, nên vẫn phải tranh thủ cho chúng học, nhẹ nhàng là mỗi tối cùng con đọc lại sách giáo khoa năm trước, đọc trước sách giáo khoa năm sau, gọi là chiến lược "một bước chân", ta đi trước bọn cùng lớp một bước. Nghe tới đây, quý vị phụ huynh đã thấy mùa hè đủ bận bịu với trẻ con chưa? Đã an tâm chưa? Ấy là chưa kể tới sách, tới phim, tới những môn văn thể mỹ mà ta khéo léo "lừa" được thì bọn trẻ sẽ đọc, sẽ xem, sẽ học. Nhưng cũng đừng lấy "đọc được thật nhiều sách" làm tiêu chuẩn hàng đầu để coi đó là một mùa hè thành công. Bản thân người viết từng gặp những đứa bé rất phí phạm: về đến quê rồi vẫn cố thủ trong nhà đọc sách, không ra ngoài trời với anh chị em mà nhổ đậu, đốt cỏ... Là phụ huynh, ta chỉ cần nhớ trong đầu: hè là giải lao, là cho trẻ con sống đời con trẻ, là được quyền thơ thẩn dậy muộn nhìn lên nóc mùng và tự hỏi những câu đầy tính vô dụng, kiểu "Hôm nay làm gì đây?". Những ngày hè thong thả ấy không còn nhiều, đời học sinh sẽ xồng xộc tới vào tháng 9 với ngút ngàn bài vở và thi cử. Hãy cho trẻ được nghỉ. Nhưng bởi ta sinh ra là con người nên không có gì là vô điều kiện cả, kể cả nghỉ ngơi. Dạy cho trẻ con thấm nhuần điều đó, rồi tùy hoàn cảnh mỗi gia đình mà sẽ nghĩ ra đủ việc.

Rửa tay trước khi ăn, thể hiện lòng biết ơn, bảo vệ môi trường… là những gì các em bé Nhật học được từ bữa trưa ở trường.

Video ghi lại bữa trưa ở trường tiểu học ở Saitama gần đây đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Video bắt đầu bằng việc khám phá những đồ đựng trong cặp sách của một bé gái lớp 5 mang tới trường: Gồm khăn trải bàn, đũa, bàn chải đánh răng, cốc dùng khi đánh răng, khăn lau miệng.

  • Tại một lớp 5. Giờ học kết thúc, học sinh cảm ơn thầy giáo rồi lau sạch bàn, trải khăn ăn, bày đũa, khăn, sữa, cốc và bàn chải đánh răng lên. Mỗi em khoác thêm áo blu trắng, đeo khẩu trang, nếu là bạn nữ còn cuộn gọn tóc trong mũ, rửa tay.
  • Một nhóm các em trực nhật sẽ lau bàn, hỏi và ghi chú về tình trạng sức khỏe của các bạn trong nhóm xem bạn nào bị ho, tiêu chảy, sổ mũi, đã mặc áo khoác hay rửa tay đúng cách chưa rồi tất cả cùng rửa tay lại bằng gel diệt khuẩn.
  • Đội trực nhật sẽ cùng thầy giáo đến bếp nhận đồ ăn mang về. Các em cảm ơn đầu bếp, sau đó mang thức ăn về và chia món cho từng bạn. Nhóm trực nhật thông báo những gì còn lại sau khi đã chia hết lượt. Cả lớp cùng nói “Cảm ơn các bạn vì mang đồ ăn giúp chúng tớ” trước khi bắt đầu dùng bữa.
  • Trước khi ăn, cả lớp được giới thiệu về nguồn gốc thực phẩm mình sử dụng: Khoai tây là do lớp 6 trồng, lê để rưới lên sốt cá là từ trang trại tại địa phương…
  • Xong bữa, các em sẽ xé bao bì hộp sữa ra để dành tái chế. Mọi người cùng đánh răng ngay tại bàn rồi thu dọn đồ, lau dọn lớp học.
Một bữa trưa tại trường của trẻ em Nhật

Một bữa trưa tại trường của trẻ em Nhật. Mỗi em khoác thêm áo blu trắng, đeo khẩu trang, nếu là bạn nữ còn cuộn gọn tóc trong mũ, rửa tay.

Xem video này, rất nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ với cách bố trí một bữa trưa văn minh và giúp trẻ học được những điều hữu ích từ đó. “Nếu nước nào cũng như Nhật Bản thì tốt biết bao, thật lịch sự và văn minh”, một người xem viết.

Một bà mẹ khác bày tỏ: “Thật buồn phải nói điều này nhưng có tới triệu năm sau các trường học ở phương Tây mới có thể tổ chức và giúp học sinh biết ứng xử đẹp thế này”.

“Tôi ước gì mình đã được dạy như vậy. Bây giờ tôi là kẻ vô cùng lười biếng”,  một người có nick YujinXshadow bình luận.

Bày tỏ sự ngưỡng mộ và thích thú với cách tổ chức bữa ăn cho trẻ ở Nhật trong video này, một người xem có nickname Victoria Ha viết: “Những đứa trẻ này được dạy biết có trách nhiệm, tuân theo quy định và biết ơn người phục vụ mình. Khi lớn lên, trẻ sẽ không thể trở thành người lười biếng. Hơn nữa, những em bé trong video đều rất vui vẻ và biết cách hợp tác khi làm việc cùng bạn bè mình”.

Vương Linh (Theo Youtube)

Để lại một bình luận

Main Menu