Hỏi: “Tôi nghe nói bóng đèn huỳnh quang có ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt cần tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc với bóng đèn. Có người còn nói bóng đèn huỳnh quang có thể gây ung thư da. Những điều này có đúng sự thật không? Tôi nên sử dụng bóng đèn này như thế nào cho đúng cách.” – Câu hỏi của bạn Thành Công gửi tới chuyên mục
Ngoài 7 màu mắt thường nhìn thấy, bóng đèn huỳnh quang còn chứa tia tử ngoại
Trả lời 1: “Ánh sáng đèn huỳnh quang gần giống ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng Mặt trời là tổng hợp, không chỉ có 7 loại (đỏ, lục, lam, chàm, tím, vàng, xanh) mà mắt thường nhìn thấy, nó còn bao gồm tia hồng ngoại và mắt ta không nhìn thấy được. Ánh sáng do đèn huỳnh quang phát ra không phải là ánh sáng tự nhiên mà gồm cả chùm sáng màu lam và những tia tử ngoại. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm của các nhà sinh vật, nếu sống dưới ánh sáng huỳnh quang trong một thời gian dài con người sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi. Những người ít ra khỏi nhà trong mùa đông thường bị thiếu canxi chính là do nguyên nhân này. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương và răng. Khoa học đã chứng minh, nếu bị tia tử ngoại chiếu quá nhiều sẽ gây nên những căn bệnh về da, thậm chí có thể dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, căn cứ vào nguyên lý hoạt động, ánh sáng đèn huỳnh quang là loại ánh sáng “nhấp nháy”, không có lợi cho mắt.
Đối với trẻ sơ sinh, để phát triển tốt cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thế. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ rất non nên cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với tia tử ngoại trong thời gian dài. Nếu chọn đèn đặt bàn làm việc hay bàn học cho trẻ thì bạn nên chọn đèn dây tóc vì đèn dây tóc sáng theo kiểu đốt cháy nên cường độ sáng là ổn định, mắt không phải điều tiết nhiều, đỡ mỏi mắt, trẻ sẽ học được lâu và hiệu quả hơn. Điều này cũng giảm hẳn các rối loạn thị giác do trục trặc điều tiết gây ra.Trẻ nhỏ rất thích những đồ vật phát sáng, nhưng đèn nhấp nháy không tốt, nó có thể làm giảm thị lực của trẻ trong quá trình phát triển, thậm chí còn làm giảm cả về trí lực. Vì vậy, trong phòng ngủ của trẻ nhỏ không nên lắp đèn huỳnh quang.”
Trả lời 2: “Nếu có 1 bóng đèn huỳnh quang bị phá vỡ với bất kỳ lý do gì đi nữa, thì có nghĩa là 5 mi – li – gam thuỷ ngân độc hại sẽ được phát tán ra môi trường, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người tình cờ tiếp xúc với nó. Theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ(EPA): Tiếp xúc thuỷ ngân ở lượng thấp (dưới 5 mi – li – gam) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại nhiễm sắc thể; các tế bào thần kinh, não, và thận cũng sẽ bị hủy hoại nặng. Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em.
0,5 miligram thủy ngân trong một bóng đèn tiết kiệm năng lượng có thể làm ô nhiễm 180 tấn nước và đất.Năm 2008, bóng đèn tiết kiệm năng lượng đã được Trung Quốc liệt kê trong danh sách những đồ phế thải gây nguy hiểm.
Phần lớn người dân chỉ biết về công dụng tiết kiệm điện năng của loại bóng đèn này mà không hiểu rõ về mối nguy cơ từ các chất độc trong đó. Đặc biệt khi bị vỡ bóng đèn tiết kiệm điện thải ra môi trường lượng thủy ngân đủ sức tàn phá hệ thần kinh con người.”
Một lượng nhỏ thủy ngân cũng cực kỳ nguy hiểm
Trả lời 3: “Trang CBS Miami trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Stony Brook ở New York (Mỹ) cho biết, đèn CFL tỏa ra lượng bức xạ cực tím (UV) cao đến đáng kinh ngạc. Bức xạ UV có thể gây tổn thương các tế bào da và gây ung thư đối với người tiếp xúc chúng ở liều lượng cao.
Để kiểm tra độ an toàn của các bóng đèn, nhóm nghiên cứu đã cho các tế bào da người khỏe mạnh tiếp xúc với ánh sáng của đèn CFL và so sánh tác động đó với ảnh hưởng của các bóng đèn dây tóc kiểu cũ lên cùng những tế bào da.
Kết quả phân tích cho thấy, các tế bào da tiếp xúc với đèn CFL hứng chịu tổn thương đáng kể và có dấu hiệu bắt đầu kiệt quệ đến chết. Trong khi đó, các tế bào da tiếp xúc với bóng đèn dây tóc không bị tổn hại nhiều.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng họ biết nguyên nhân gây ra hiện tượng trên: những vết nứt tí hon ở lớp phủ bên trong các bóng đèn CFL cho phép bức xạ UV rò rỉ ra ngoài, gây hại cho da người tiếp xúc.
Nếu một bóng đèn huỳnh quang vỡ, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị bạn nên mở cửa sổ và rời khỏi phòng trong ít nhất mười lăm phút. Bạn nên tắt lò sưởi và hệ thống điều hòa không khí. Tuyệt đối không sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch các chất lỏng tràn ra từ bóng đèn, bởi làm như vậy có thể phát tán thêm thủy ngân vào trong không khí. Bạn hãy cẩn thận lấy các mảnh thủy tinh vỡ và đặt chúng trong một bình thủy tinh có nắp đậy bằng kim loại hoặc trong một túi nhựa kín. Sử dụng băng dính để lấy mảnh vỡ nhỏ. Đặt các mảnh vỡ này trong lọ, túi, và đóng gói cẩn thận.”
Bóng đèn huỳnh quang vỡ cần được xử lý đúng cách