
Góc lưu ý:
Lựa chọn đèn học để bàn như thế nào?
Mua đèn bàn học ở đâu là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi muốn lựa chọn cho con mình một chiếc đèn bàn học để bàn chống cận bảo vệ cho đôi mắt con bạn. Để lựa chọn đèn học đảm bảo chất lượng thì các bạn nên chọn các loại đèn có thương hiệu để yên tâm sử dụng và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
DENLEDNHAT.COM là nhà phân phối các sản phẩm đèn LED cao cấp Humitsu – JP trong đó có đèn bàn học để bàn chống cận… Đến với chúng tôi quý khách có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm luôn là tốt nhất nhưng lại có giá thành rẻ nhất. Với chế độ bảo hành lên tới 5 năm cùng tên tuổi của các thương hiệu lớn, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm.
Tại sao dùng đèn học để bàn chống cận vẫn … bị cận
Bước vào năm học mới, nhiều phụ huynh học sinh đổ xô mua “đèn bảo vệ thị lực”, “đèn chống cận” với mong muốn con em mình tránh được bệnh cận thị học đường. Nhưng, trên thực tế, không có cái gọi là “đèn chống cận” và cách sử dụng đèn bàn đúng cách để hạn chế tình trạng tật khúc xạ của trẻ không phải ai cũng biết.
“Đèn chống cận thị” có thực sự bảo vệ mắt?
Chị Lê Giang – Khương Đình (Thanh Xuân, HN) có con năm nay vào lớp 1 cho biết: “Lúc con mới đi học, tôi nghe nói có đèn “chống cận thị”, tôi quyết định mua. Chỉ sau hơn 1 năm đi học, cháu kêu mỏi mắt. Tôi cho cháu đi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cháu bị cận”. Khi được bác sĩ chuyên khoa mắt tư vấn, chị Giang mới biết, thực tế là chưa có nghiên cứu nào về loại đèn “chống cận thị” này.

“Đèn bàn chống cận” được quảng cáo với giá rẻ đang được bày bán tràn lan trên thị trường.
Cũng theo chị Giang, nghe chủ cửa hàng quảng cáo đèn bàn chống cận thị có giá rất rẻ chỉ từ 90,000đ đến 350,000đ. Các chuyên viên của HSMA đã có một chuyến khảo sát thị trường hiện nay và thấy rằng: Trên thị trường đang có các loại đèn bàn được sản xuất (hay lắp ráp) trong nước và đèn bàn từ Trung Quốc được gắn thêm “mác” đèn “chống cận thị” hay “bảo vệ thị lực” có giá tới chỉ từ: 90.000 – 225.000đ/chiếc, nếu là loại đèn bàn thông thường thì có giá chỉ từ 45.000 – 55.000đ/chiếc.

“Đèn bàn học chống cận” được quảng cáo với giá rẻ thần thánh.
“Tiền nào của nấy, KHÔNG có cái gì vừa NGON, vừa BỔ mà lại RẺ”
Không có đèn bảo vệ thị lực
Bác sĩ Thắng – Viện Mắt Trung ương cho biết: “Không có loại đèn nào có tác dụng “chống cận thị” và “bảo vệ thị lực” cả. Còn loại đèn học tốt nhất cho thị lực của trẻ phải đảm bảo màu sắc ánh sáng, độ rọi sáng, nhiệt độ màu và khoảng cách đèn với mặt bàn… Người sử dụng không đúng cách cũng có thể chính là tác nhân dẫn tới tình trạng thị lực giảm”.
Lưu ý khi chọn đèn bàn học đúng tiêu chuẩn
Đối với đèn học, độ rọi sáng trong vùng rọi sáng phải đồng đều, mắt thường chỉ chịu được độ chói tối đa là 1.000NIT. Vì vậy, đèn bóng dây tóc và bóng compact huỳnh quang đều làm cho mắt bị chói. Khoảng cách tốt nhất là nên dùng đèn LED có công suất khoảng 5W.
Đèn có khả năng chống cận thị phải đảm bảo được 5 yếu tố đó là: nhiệt độ màu tốt nhất cho mắt nằm trong phổ nhạy cảm của mắt từ 4000K – 5000K, có chao chụp hợp lý để ngồi không bị chói mắt; bóng đèn đảm bảo đủ độ rọi sáng theo tiêu chuẩn, độ rọi tới vị trí học tập phải đạt từ 300 – 500lux, không gây sai lệch màu sắc và sử dụng bóng đèn không nhấp nháy. Đèn phải đảm bảo nguồn sáng tập trung, không rọi vào mắt, không gây hoa mắt, không gây nóng, gây ức chế khi học tập hay làm việc.
Là Khách hàng thông thái
Người tiêu dùng khi mua cũng nên chọn các hãng uy tín và xem xét kỹ xuất xứ, tần số, cường độ dòng điện, điện áp, tuổi thọ và nhiệt độ màu ghi chú ở sản phẩm. Nếu không xem xét kỹ, người tiêu dùng sẽ mua phải loại đèn không những không có lợi mà còn gây hại cho mắt…
Ngoài ra, các em học sinh cũng cần chú ý đến việc lựa chọn góc học tập, cách kê bàn ghế, tư thế ngồi học… Khi ngồi học, trẻ nên ngồi đúng tư thế làm sao giữ được khoảng cách giữa đầu và sách vở từ 25 – 30cm, chữ đọc rõ, tránh nhìn thẳng vào những nguồn sáng chói có khả năng gây hại cho mắt.