Nuôi tôm kết hợp điện mặt trời

Nuôi tôm kết hợp điện mặt trời

Số liệu của ngành điện lực, điện năng cung cấp cho nuôi tôm công nghiệp ở ĐBSCL những năm gần đây tăng rất cao: năm 2016 tăng 77,29%, năm 2017 tăng 40,61%, năm 2018 tăng 11,06% và dự kiến năm 2019 tăng 11,5%.

Cung cấp điện cho nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và đang mở ra cơ hội đầu tư năng lượng mặt trời (NLMT) để hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Mô hình kinh tế xanh: NUÔI TÔM kết hợp ĐIỆN MẶT TRỜI

Nhắc đến nghề NUÔI TÔM, một nghề lợi nhuận cao, nhưng cũng lắm rủi ro.

3 rủi ro chính dẫn đến sự thất bác của mùa vụ tôm:

− Yếu tố thời tiết, môi trường
− Hệ thống kỹ thuật
− Con giống chất lượng

Chính vì nhiều yếu tố rủi ro thế nên CHI PHÍ đầu tư vào một vụ nuôi tôm của người dân rất lớn. Ứng dụng mô hình xanh – Giúp TIẾT KIỆM nguồn điện tối đa trong suốt quá trình nuôi tôm – Không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo lợi nhuận lâu dài cho người nuôi.

3 rủi ro cần giải quyết khi bắt đầu vụ mùa tôm

3 rủi ro cần giải quyết khi bắt đầu vụ mùa tôm

Hình ảnh diễn giải: 3 rủi ro cần giải quyết khi bắt đầu vụ mùa tôm

Có thể nói, vụ mùa tôm bội thu cần nhiều vấn đề hội tụ với nhau. Thế nên chúng ta cần phải có kế hoạch giải quyết & phản ứng với những điều ảnh hưởng tới mùa tôm NHANH NHẤT có thể.

Ví dụ: Khi tôm bị bệnh đường ruột, bạn đã có “kế sách” đối phó từ trước chưa? Nếu câu trả lời là CHƯA thì sau đó bạn phải loay hoay mất 1 khoảng thời gian đi đến chuyên gia hỏi đáp hoặc là tìm người kinh nghiệm ở các cộng đồng trên Facebook chia sẻ vấn đề này…

Và mùa vụ tôm có thể thành công tốt đẹp là nằm ở CHUẨN BỊ!!!!

Hiện tại có rất nhiều mô hình nuôi tôi được áp dụng, một số loại phổ biến nhất là:

− Mô hình nuôi tôm quảng canh.
− Mô hình nuôi tôm bán canh.
− Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.
− Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt.
− Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính.

Mỗi mô hình đều có đặc trưng riêng để CHUẨN BỊ, thế nên chúng tôi chỉ dừng ở mức đề xuất chung.

#1 Yếu tố thời tiết, môi trường

Một trong yếu tố quan trọng và thiết thực nhất là THỜI TIẾT.

Một trong yếu tố quan trọng và thiết thực nhất là THỜI TIẾT.

Ví dụ: Thời tiết ở miền Bắc chỉ thích hợp với mô hình nuôi tôm thâm canh, quảng canh. Nếu nuôi tôm dựa vào yếu tố thời tiết.

Nếu thời tiết biến động, không ổn định thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến thể chất của tôm nuôi, dẫn đến tình trạng dễ nhiễm bệnh.

Điều này dựa vào thời tiết, khí hậu của từng vùng sinh thái mà quyết định mùa vụ tôm chung cho người dân bắt đầu thả nuôi. Để tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi phát triển ổn định nhất có thể.

Những cơ sở nuôi tôm áp dụng công nghệ cao (điển hình là: nuôi tôm trong nhà kính), nếu cơ sở hạ tầng đảm bảo thì không gặp ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết. Với hình thức này chúng ta có thể kiểm soát tốt môi trường, dịch bệnh, có thể thả nuôi tôm quanh năm.

Thế nhưng với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, chi phí đầu tư rất lớn. Vì vậy, đa phần chúng ta vẫn lựa chọn hình thức khác để giảm thiểu chi phí ban đầu và tăng các yếu tố khác để đảm bảo vụ mùa tốt.

#2 Quản lý kỹ thuật

Xử lý ao nuôi tôm

Sau mỗi mùa vụ tôm chúng ta nên kiểm tra, rà soát lại rằng: Khu vực ao nuôi tôm này có đảm bảo như trước không?

Hiện tại do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, thế nên chúng ta càng phải quan tâm hơn vì điều này.

Đừng lầm tưởng!

Ao nuôi lần này ĐẠT là lần sau sẽ ĐẠT. Chúng ta cần nghĩ đến CẢI TIẾN, CẢI TẠO liên tục để chuẩn bị cho mùa vụ tốt nhất có thể.

Chúng ta nên xem xét những tác động xung quanh như:

− Đất có bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hay độ pH quá cao.

− Mật độ chất hữu cơ trong đất.

=> Nhưng ao nuôi như thế dễ làm tôm bị stress, chậm phát triển, thậm chí nhiễm bệnh.

Xử lý môi trường nước cho tôm nuôi

Môi trường nước chính là nơi để tôm nuôi tồn tại và phát triển. Đó là lý do chúng ta cần xây dựng “nhà ở” cho chúng ở mức ĐẢM BẢO.

*Quy trình xử lý môi trường nước cho tôm nuôi là:

1/ Hệ thống cấp nước cho ao nuôi

Chúng ta nên quan niệm rằng: ĐỦ còn hơn THIẾU.

Trong xuyên suốt quá trình nuôi tôm, chúng ta cần tạo cung cấp đủ: nguồn nước + nước sạch.

Nuôi tôm ở mật độ càng cao thì cần rất nhiều lượng nước sạch để đảm bảo quá trình phát triển.

Đặc biệt trong thời điểm hạn hán, thế nên chủ động được nguồn nước, đồng thời cũng là chủ động nguồn sống cho tôm nuôi.

Ứng dụng khá hay của người dân Đồng Nai!

Vào thời điểm mùa mưa, người dân thường đào nhiều ao xung quanh để dự trữ nước phục vụ công tác nuôi trồng, tưới tiêu.

2/ Hệ thống sục khí, tạo oxy

Song song với nguồn nước đảm bảo cho tôm sinh sống, thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ lượng oxi tốt để tôm phát triển mạnh.

Chắc hẳn điều này người trong nghề nuôi tôm đều phải biết rõ!!!!

Nhưng ĐIỂM NHẤN ở đây chính mức độ CẦN THIẾT để đáp ứng nguồn sống của môi trường nuôi tôm.

*Tình trạng thiếu oxy

Hàm lượng oxy càng thấp thì dẫn đến:

− Tôm nuôi yếu sức đề kháng, bắt mồi chậm chạp
− Tôm chậm phát triển khi không đủ lượng oxy để lột xác
− Tôm dễ bị nổi đầu, tấp mẻ, chết nhanh hơn do lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp.

Điều này rất quan trọng đối với các loại tôm nuôi: tôm thẻ chân trắng, tôm sú.

*Tình trạng đủ lượng oxy

− Cung cấp đủ lượng oxy để tôm phát triển nhanh chóng, đủ cứng cáp qua các quá trình biến thái, tăng trưởng mạnh.
− Thanh lọc được các chất độc hại có trong môi trường nước: NH3, NO2…
− Giảm lượng khí CO2 có trong nước.

*Các thiết bị sục khí, oxy phổ biến
  • Sục khí bánh xe quạt nước
  • Sục khí bơm
  • Sục khí phun
  • Sục khí khuếch tán

Hiện tại có rất nhiều loại thiết bị sục khí trên thị trường, mỗi loại đều có công dụng và mục đích khác nhau để cung cấp lượng oxy cho ao nuôi.

3/ Hệ thống xử lý nước

Sẽ có 2 vấn đề:

− Xử lý nước trước khi thả tôm
− Xử lý nước trong suốt quá trình nuôi tôm
Tức là chúng ta giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ vấn đề NƯỚC để đảm bảo cho tôm phát triển:
− Lượng vi sinh vật có lợi và có hại (Nấm, vi khuẩn, tảo…)
− Lượng chất thải có trong nước
− Lượng thức ăn thừa, vỏ tôm lột xác…

Mỗi một mô hình nuôi tôm đều có quy trình xử lý nước hợp lý để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của tôm nuôi.

4/ Hệ thống xử lý nước thải

Đây có thể nguyên nhân khiến tôm bệnh nhiều cho một khu vực nuôi tôm.

Chúng ta phải hiểu!

“Môi trường nước = sinh mạng của tôm nuôi = đồng tiền, công sức của người nuôi”.

Vấn đề ở đây là sự vô tư sử dụng NƯỚC không kế hoạch…

… Nhiều người lại luôn đặt nặng vấn đề LỢI NHUẬN nhưng không đặt nặng vấn đề NGUỒN NƯỚC để tạo ra lợi nhuận!

Do tính chất nuôi tôm cá nhân, vấn đề xử lý nước thải từ ao nuôi tôm của người dân được thải trực tiếp ra môi trường chung.

Điều này dẫn đến sự phát tán “mầm bệnh” ra môi trường nước chung. Khiến các hộ nuôi tôm sử dụng nguồn nước chung bị ảnh hưởng bởi “mầm bệnh” chưa được xử lý ấy.

Dĩ nhiên, vấn đề giữ sạch nguồn nước không chỉ riêng các hộ nuôi trồng thủy sản mà còn có cả ý thức người dân sinh sống.

Thế nên giải pháp tốt nhất vấn là: Luôn ý thức làm sạch môi trường được Trước & Sau mỗi vụ mùa tôm.

Tiếp đến là vấn đề bệnh trong tôm nuôi, nếu như bạn đã chuẩn bị từ A – Z về môi trường ao nuôi, môi trường nước lý tưởng mà tôm vẫn bị bệnh thì là chuyện bình thường.

Hãy đọc phần tiếp theo nhé!

Phòng chống dịch bệnh & xử lý bệnh cho tôm nuôi

Quan điểm của chúng tôi vẫn là: Phòng bệnh hơn Chữa bệnh.

Lỡ như tôm nhiễm bệnh thì sao? Chắc chắn phải tìm giải pháp khắc phục NGAY LẬP TỨC!!!!

Bạn nên liệt kê danh sách các loại bệnh thường thấy & cách chữa trị để chủ động nhanh nhất có thể!

Bạn cứ làm những gì mình có thể để tạo ra môi trường đảm bảo cho tôm phát triển tốt nhất. Nếu tôm bị bệnh hãy tìm nguyên do và khắc phục để ghi lại một kinh nghiệm phản ứng.

Hãy nhớ: Chủ động luôn luôn là điều tốt cho chúng.

Và một điều quan trọng trong khi nuôi tôm đó chính là: Con giống.

Chúng tôi tâm đắc nhất phần này! Có thể nó là nguyên nhân dẫn đến mọi sự CHUẨN BỊ CHU ĐÁO của bạn vẫn tạo ra vụ mùa không mấy “suông sẻ”.

#3 Chất lượng con giống

Hiện nay, chiêu trò thì có thừa để LỪA ĐẢO người nuôi tôm…

Điều này khá quan ngại, quan ngại cho những người dân nuôi cũng như các trại giống tôm uy tín.

Con giống đóng vài trò quan trọng trong vấn đề đảm bảo mùa tôm bội thu hay không?

Thế nhưng!

Giống tôm kém chất lượng được tràn lan một cách đáng kinh ngạc => Siêu lợi nhuận cho gian thương.

Nếu giống tôm tốt: Sức đề kháng mạng, Tốc độ phát triển nhanh, Sinh sản tốt.

Tất nhiên tôm kém chất lượng… thì chúng ta phải đành chấp nhận.

Ở đây, chúng ta thường chủ quan trong việc chọn con giống: rẻ = tốt.

Vậy tại sao chúng ta không chọn: tốt = bảo đảm.

Do yếu tố tạo nên vụ mùa “trúng mánh” cho người nuôi thì cần hội tủ nhiều yếu tố. Thế nên con giống quyết định 1/3 của sự thành công của bạn!

Hãy cân nhắc thật tốt! Lựa chọn những nơi uy tín và có cam kết bảo đảm cho người nuôi!

=> Chúng tôi đã đề cập, nuôi tôm là một canh bạc phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Khách quan và Chủ quan. Vụ mua không thành công là điều không ai muốn…

Và để tạo ra mùa tôm hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần phải tiêu hao rất nhiều điện năng. Có thể bằng 8 – 10% chi phí mỗi vụ mùa. Đây là điều mọi người hay trăn trở.

Giải quyết bài toán nguồn điện

Hiện nay ứng dụng điện năng lượng mặt trời rất đa dạng trong mô hình nuôi trồng thủy sản.

Mỗi tháng trung bình một hộ dân nuôi tôm chi khoảng: 50 – 200 triệu/ha/vụ cho chi phí điện. Nếu tính như thế giá điện chiếm từ 8 – 15% giá tôm nguyên liệu.

Trước tình hình, thiếu điện nghiêm trọng năm 2020 và lợi thế về tiềm năng năng lượng sạch ở các tỉnh phía Nam.

Chúng ta có thể ứng dụng điện mặt trời để giảm thiểu tiền điện chi trả.

Mô hình nuôi tôm kết hợp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại An Giang – Nguồn: GIC Power

Mô hình nuôi tôm kết hợp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại An Giang – Nguồn: GIC Power

Quy mô công suất: 538 kWp

Lượng điện sản xuất ra mỗi tháng: 64560 kWh/tháng

Nếu giá điện nuôi tôm bình quân 4.000đ thì mỗi tháng chúng ta tiết kiệm được 258.240.000 đ/tháng.

Tuổi thọ trung bình của hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái là: 25 năm.

Ch phí đầu tư cho 1 kWp dao động từ 15 – 25 triệu (phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm).

Vậy với hệ thống công suất như trên chúng ta phải đầu tư: 8 – 13.5 tỷ đồng.

=> Với lượng tiền đầu tư như vậy thì chúng ta sẽ hoàn vốn sau 4 năm, thời gian sau đó chúng ta được sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ điện từ hệ thống.

Bên cạnh đó, điện mặt trời được các nhà phân phối chính hãng bảo hành lên đến 25 năm sử dụng. Thế nên đây là bài toán khá hiệu quả cho các bạn muốn tham khảo!!!!

Và một số ứng dụng điện mặt trời:

− Hệ thống bơm nước điện mặt trời độc lập
− Hệ thống lưu trữ điện năng sử dụng ở khu vực không có điện áp hoặc điện áp không ổn định
− Hệ thống quạt oxy sử dụng điện năng lượng mặt trời…

Vâng còn rất nhiều ứng dụng khác. Có thể hỗ trợ người nông dân một phần nào đó trong công tác nuôi trồng thủy sản bên cạnh giá trị sử dụng điện năng hiệu quả.

Kết luận

Nuôi tôm kết hợp điện mặt trời

Nuôi tôm kết hợp điện mặt trời: Ứng dụng điện mặt trời vào trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, chúng ta vừa tận dụng nguồn điện sạch để phục vụ công tác sản xuất, vừa có thể tận dụng không gian trống để tạo ra lợi nhuận.

Vận hành hệ thống nuôi tôm tiêu tốn khá nhiều điện năng sử dụng

=> Dẫn đến giá thành tôm tăng cao

=> Giảm năng lực cạnh tranh của ngành nuôi trồng thủy sản

=> Ảnh hưởng đến tài chính vận hành thương vụ tôm của người dân

Thế nên mọi người cần chủ động linh hoạt để ứng dụng các thiết bị sử dụng điện hiệu quả.

LƯU Ý!!!!!

Tại sao một số hộ chúng tôi tìm hiểu có lắp điện mặt trời nhưng KHÔNG ĐẠT HIỆU QUẢ?

Thứ nhất, điện năng lượng mặt trời được chia làm nhiều loại hệ thống khác nhau – Giải quyết một nhu cầu của người dân lắp đặt. Thế nên, bạn cần cân nhắc ở đây mình sử dụng với mục đích gì? Để sau khi lắp đặt bạn đạt được hiệu quả ứng ý.

Thứ hai, nhà cung cấp thiếu tính xác thực nên không đảm bảo được chất lượng của buổi tư vấn dẫn đến tình trạng lắp đặt sai lệch, không đáp ứng tối đa mảng giá trị có thể khai thác từ điện năng lượng mặt trời.

Cuối cùng là, người dân vẫn còn nằm ở thế “bị động” khi tiếp nhận một thông tin bất kỳ. Điều này gây khó khăn trong việc tuyên truyền hay ứng dụng một mô hình hiệu quả đến cho họ.

Thế nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi cần triển khai vấn đề hay áp dụng bất cứ hình thức vào cơ sở nuôi tôm của chính mình!

Hoặc là bạn vẫn có thể lựa chọn điện mặt trời áp mái để lắp đặt và sử dụng cho GIA ĐÌNH mình! Chúng tôi đã triển khai hiệu quả cho hơn 400+ Hộ gia đình.

Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn! Chúc các bạn có mùa vụ tôm bội thu, trúng lớn!

Thông tin thêm: Nhu cầu điện tăng nhanh

Nghiên cứu của Hội Nghề cá Việt Nam, năng lượng điện chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm; cụ thể, từ 50 – 200 triệu đồng ha/vụ và khoảng 10 – 30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh bị thiếu điện; trong nuôi tôm, điện dùng bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường và các hoạt động khác.

Điện sử dụng nuôi tôm có điện sản xuất 1 pha và 3 pha, điện sinh hoạt 1 pha (3 pha hiệu quả kinh tế hơn 1 pha). Trong nuôi TTCT ao lót bạt và ao đất, hiệu suất sử dụng điện của ao lót bạt là 5.085,1 đồng/kg tôm, ao đất là 4.513,72 đồng/kg tôm.

Nuôi tôm sú thâm canh tiêu tốn điện gấp khoảng 25 – 30% các mức trên, còn nuôi quảng canh cải tiến không sử dụng điện trực tiếp cho nuôi tôm. Hiện nay, người nuôi còn gặp khó khăn về thiếu nguồn điện 3 pha và điện áp chưa ổn định.

Thống kê ở 10 tỉnh phía Nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận), năm 2017 nuôi hơn 428.495 ha, sử dụng khoảng 11.980 triệu kWh. Quy hoạch nuôi tôm năm 2020 tăng lên 651.266 ha và lượng điện tiêu thụ sẽ tăng khoảng 30%.

Còn theo Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu điện năng cần cung cấp thêm cho nuôi tôm sú thâm canh là 209,98 triệu kWh vào năm 2020 và 322,65 triệu kWh vào năm 2025.

Cho nuôi TTCT nếu tăng diện tích ao lót bạt là khoảng 2.367,55 triệu kWh vào năm 2020 và 6011,29 triệu kWh năm 2025; trường hợp chỉ tăng ao đất sẽ cần 421,82 triệu kWh vào năm 2020 và 1.071,01 triệu kWh vào 2025.

Sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong ao nuôi tôm – Ảnh: ST

Sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong ao nuôi tôm – Ảnh: ST

Khó khăn và tiềm năng

Cấp điện cho nuôi tôm đang gặp những khó khăn chính: Quy hoạch thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng giữa cấp điện, sử dụng hiệu quả và an toàn điện, quản lý môi trường; đa số các hộ nuôi tôm sử dụng điện thắp sáng để chạy động cơ cấp ôxy cho tôm, gây tổn thất lớn. Mùa thả tôm nuôi đồng loạt làm cho phụ tải tăng đột biến, quá tải cục bộ.

Tiềm năng NLMT tại Việt Nam rất cao, nhất là từ Ninh Thuận trở vào, trừ những ngày mưa rào, còn hơn 90% số ngày trong năm có thể sử dụng NLMT để sản xuất điện.

Năm 2015, Chính phủ đã định hướng “Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015, nguồn NLMT được đánh giá là sự phát triển bền vững cho đất nước.

Sử dụng NLMT, người nuôi tôm sẽ chủ động trong việc cấp điện cho sản xuất, lượng điện dư phát lên lưới điện quốc gia ngành điện sẽ mua với giá quy định của Nhà nước; cùng đó, tận dụng mặt đất, mặt nước trong nuôi tôm để xây dựng công trình giá trị gia tăng, giảm giá thành trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu của ThS Nguyễn Vĩnh Khương, kỹ sư Giải pháp Trí tuệ nhân tạo, hộ nuôi tôm sử dụng NLMT có nhiều lợi ích. Đó là giảm nhiệt độ cho ao nuôi tôm; tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, tăng tính ổn định;

Tiết kiệm nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt; thể hiện sự hiện đại của công trình và góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển xanh – bền vững.

Mặt khác, đầu tư hệ thống NLMT tại vùng nuôi tôm phù hợp với điều kiện thực tế sẽ khai thác có hiệu quả cao tiềm năng thiên nhiên.

Vướng mắc và tháo gỡ

Chủ yếu vướng mắc trong cơ chế đầu tư, chưa có quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về các thiết bị điện NLMT; chưa có đơn vị thực hiện chức năng xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị; chưa có quy định về xây dựng đảm bảo an toàn, thẩm mỹ khi lắp đặt điện NLMT.

Cơ chế khuyến khích còn hạn chế, chưa quy định cụ thể: Chưa có cơ chế khuyến khích đối với nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia đầu tư điện NLMT để bán lên lưới.

Để tháo gỡ các khó khăn, tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững hệ thống NLMT trong nuôi tôm rất cần sự hợp tác đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, khách hàng trong và ngoài nước.

Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang đẩy mạnh việc giới thiệu nhà cung cấp uy tín để kêu gọi khách hàng đầu tư.

Ngành điện xây dựng thí điểm mô hình để đánh giá hiệu quả và quảng bá đến khách hàng (dự kiến triển khai trong quý III/2019), từ đó kết nối các doanh nghiệp đầu tư NLMT với các hộ nuôi tôm.

Ngành điện sẵn sàng lắp đặt công tơ 2 chiều, ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng, hàng tháng ghi chỉ số điện NLMT phát lên lưới rõ ràng và thanh toán tiền đầy đủ.

Nuôi trồng thủy sản kết hợp Điện mặt trời tại Việt Nam: Hướng đi mới hiệu quả

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Viện Fraunhofer về Hệ thống năng lượng mặt trời (ISE) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác thuộc khối công và tư nhân nhằm triển khai một dự án mới về kết hợp nuôi trồng thủy sản và điện mặt trời tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

nuoi trong thuy san ket hop dien mat troi tai viet nam huong di moi hieu qua

Sử dụng năng lượng mặt trời trong các dự án nuôi trồng thuỷ sản sẽ mang lại hiệu quả to lớn

Trong khuôn khổ dự án “Hệ thống Sản xuất Tích hợp Nuôi trồng Thủy sản và Năng lượng Mặt trời cho Hiệu quả Sử dụng nguồn Tài nguyên” (SHRIMPS), các mô-đun điện mặt trời sẽ được lắp đặt trên mái của các nhà kính nuôi tôm tại một nhà máy thí điểm thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Dự kiến được thực hiện đến năm 2022, dự án sẽ tận dụng hiệu quả việc sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, giảm lượng nước ngọt tiêu thụ và nước thải phát sinh, giảm phát thải khí CO2, trong khi đó vẫn duy trì nhiệt độ nước ổn định để tôm phát triển cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân tại nhà máy.

Với tốc độ gia tăng nhu cầu sử dụng điện hàng năm vào khoảng 10%, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ 8% đến 25% trước năm 2030 theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP 21), nếu không thúc đẩy việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, việc nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sử dụng nhiều nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất do tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt gia tăng, cùng với việc tận dụng nước cho mục đích sinh hoạt và nông nghiệp, các hoạt động này đã dẫn đến tình trạng sụt lún đất nghiêm trọng.

Do đó, sử dụng năng lượng tái tạo có thể giúp ngành thủy sản tại Việt Nam giảm áp lực lên tài nguyên đất, phát triển và bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Trả lời

Main Menu