“Mẹ xưa” và “Mẹ nay” – Lướt qua các diễn đàn về làm mẹ, có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều các bài chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mẹ mang thai và trẻ em.
Tuy nhiên cũng gặp không ít những tâm sự của các bà mẹ trẻ stress khi xung khắc với ông bà về việc nuôi dạy trẻ. Kinh nghiệm ông cha không sai, nhưng đã đến lúc đặt câu hỏi liệu chúng có còn phù hợp với điều kiện vật chất và đời sống hiện nay?
- Kinh nghiệm ông cha không sai, nhưng đã đến lúc đặt câu hỏi liệu chúng có còn phù hợp với thời nay không?
XƯA: ĂN THẬT NHIỀU THỊT CÁ CON MỚI TO KHOẺ
NAY: TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐỂ KHÔNG BỊ TĂNG CÂN QUÁ
Chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ thường được chia ra ba giai đoạn: Từ khi mẹ mang thai – Khi em bé ra đời – Khi em bé đến tuổi đi học. Mỗi giai đoạn lại được chia thành Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp giáo dục trẻ.
- “Mẹ xưa” và “Mẹ nay”
Quan điểm xưa kia của các thế hệ đi trước là từ khi mang thai, mẹ phải bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, ưu tiên thịt cá giàu chất béo, giàu đạm, ăn được càng nhiều em bé càng chóng lớn. Vì thế, giai đoạn mang thai cũng khiến nhiều mẹ mắc thêm nhiều loại vấn đề về sức khoẻ và thậm chí cả tinh thần cho đến mãi về sau. Có mẹ tăng cân quá nhiều vì bị ông bà ép ăn…xôi và chân giò hàng ngày. Hậu quả là sau khi sinh, mẹ tăng thêm mấy chục cân mà con chưa chắc đã đủ cân.
XƯA: ĂN CHÂN GIÒ ĐỂ CÓ NHIỀU SỮA CHO CON
NAY: NHỚ UỐNG ĐỦ NƯỚC MỖI NGÀY MỚI CÓ ĐỦ SỮA ĐƯỢC.
Hoặc cả một quá trình lê thê nuôi con bằng sữa mẹ sang ăn bột, từ bột sang cháo, từ cháo sang cơm nhá … khiến cho sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình đều phải đảo lộn cho phù hợp với chế độ ăn của em bé. Rồi đến tuổi đi học, trường mầm non hay mẫu giáo được coi là nơi trông giữ trẻ và cho ăn khi bố mẹ đi làm chứ không phải môi trường giáo dục thực sự…Với các bà mẹ cũng vậy, sau khi sinh phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày, kiêng tắm, kiêng ăn rất nhiều loại thực phẩm, để phòng những bệnh về sau.
- “Mẹ xưa” và “Mẹ nay”
XƯA: SINH XONG NHỚ Ở CỮ ĐỦ 3 THÁNG 10 NGÀY
NAY: PHẢI RA NGOÀI GIAO LƯU ĐỂ TRÁNH TRẦM CẢM SAU SINH
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người nhận ra những kinh nghiệm đó – do xuất phát từ hoàn cảnh vật chất thiếu thốn xa xưa – nay không còn hoàn toàn phù hợp với điều kiện mới nữa. Chẳng hạn, do điều kiện ăn uống xa xưa còn hạn chế nên chỉ có giai đoạn mang thai người phụ nữ mới được “ưu tiên” bồi bổ thêm. Hoặc lúc trước thì cha mẹ cứ sinh con, rồi lần lượt đứa lớn chăm đứa bé trong lúc bố mẹ đi làm, bươn chải, thì nay, rất nhiều bà mẹ đã chủ động trang bị cho mình kiến thức tiền sinh sản và sinh sản cho quá trình nuôi dạy con cái từ những nguồn tài liệu cả của Việt Nam lẫn nước ngoài.
- “Mẹ xưa” và “Mẹ nay”
XƯA: “CÁ KHÔNG ĂN MUỐI CÁ ƯƠN…” NGƯỜI LỚN NÓI, TRẺ CON PHẢI NGHE
NAY: KHUYẾN KHÍCH CON TỰ DO TRONG KHÔNG GIAN CỦA MÌNH
Có nhiều ý kiến cho rằng điều khác biệt cơ bản giữa nuôi dạy trẻ con xưa và nay là: Ngày xưa bố mẹ luôn quan điểm “người lớn nói trẻ con phải nghe”, còn bây giờ, bố mẹ đã biết dành thời gian lắng nghe con và cho con được bộc lộ quan điểm cá nhân, cũng như dành cho trẻ sự tôn trọng nhất định. Dường như quan điểm này đang được nhiều bậc phụ huynh lưu ý và đưa vào cách giáo dục trẻ trong mỗi gia đình.
- “Mẹ xưa” và “Mẹ nay”
XƯA: KINH NGHIỆM DÂN GIAN LÀ BẢO BỐI ĐỂ NUÔI CON
NAY: CẦN GÌ CỨ LÊN FACEBOOK HỎI CÁC MẸ BỈM SỮA VÀ BÁC GOOGLE THÔI
Nhiều người cho rằng sự thay đổi trong tư duy về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái hiện nay không còn là một trào lưu mà thực sự là đổi mới dựa trên cơ sở khoa học để chuẩn bị cho bé một cuộc sống tốt nhất. Chính vì vậy mà các lớp học tiền sản, các buổi hội thảo về dinh dưỡng, các lớp về dạy con đúng cách, … cho các bậc phụ huynh mọc lên như nấm.
- “Mẹ xưa” và “Mẹ nay”
- Quan điểm của bạn thế nào? Hãy chia sẻ thêm quan điểm của bạn cho mọi người cùng biết tại bài viết này nhé!