
DENLEDNHAT.COM – Gần đây cộng đồng mạng truyền nhau thông tin về việc một số hàng hóa Trung Quốc đã thay dòng chữ “Made in China” thành “made in PRC” (viết tắt của made in People’s Republic of China) để qua mặt người tiêu dùng.

Hình ảnh internet: Giải đáp thắc mắc: “Made in PRC” là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Thông điệp và hình ảnh về cách “lách” này đã được chia sẻ và bình luận mạnh mẽ trên trang mạng xã hội facebook.
- Không chỉ các sản phẩm đèn LED mà các sản phẩm khác đang được ghi Made in SRV, Made in P.R.C ngoài các Made in khác.
- Để ý trên các kệ hàng tại siêu thị hay ngoài các cửa hàng tạp hóa trên các thùng hàng hay sản phẩm cũng đều ghi Made in SRV, Made in P.R.C
Khi mua hạn và xem ở phần thông tin sản phẩm đôi khi bạn bắt gặp dòng chữ Made in P.R.C, Made in SRV, Made in P.R.C. Tuy nhiên, bạn lại không biết Made in P.R.C, Made in SRV là của nước nào? ở đâu? và có ý nghĩa là gì?
Hãy cùng DENLEDNHAT.COM để hiểu rõ hơn về cụm từ này và có thể tự mình trả lời câu hỏi trên bạn nhé!
Made in P.R.C:
People’s Republic of China (PRC). Nói cho ngắn gọn là: Made in China.
- Là hàng hóa sản xuất tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa(Trung Quốc).
Made in SRV:
The Socialist Republic of Vietnam – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thay vì ghi Made in VietNam.
- Là hàng sản xuất tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có nhiều sản phẩm sẽ được chú thích hay quảng cáo là: Công nghệ Nhật, Công nghệ Đức, Công nghệ Mỹ nhưng sản xuất tại Việt Nam.

Made in PRC – Made in China
Vậy tại sao các nhà sản xuất không ghi là: Made in China hay Made in VietNam mà lại ghi lái sang những từ viết tắt của tiếng Anh?
Sở dĩ các nhà sản xuất trung Quốc phải dùng những từ này thay vì Made in China bởi vì sự xuống cấp của các loại hàng hóa Trung Quốc khiến khá nhiều người tiêu dùng ở khắp nơi lo lắng.
Các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc không chỉ khiến người dùng tẩy chay vì chất lượng thấp mà còn khiến cả thế giới lo sợ vì chúng khá độc hại và có những tác hại không tốt đến sức khỏe, thậm chí gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau kể cả ung thư.
Hiện nay, Trung Quốc cũng nổi tiếng với việc đạo nhái các sản phẩm của những thương hiệu trên thế giới như Apple, Samsung, Toshiba, HP, IBM, Nokia… Mặc dù có bề ngoài giống hệt như thật nhưng chúng sẽ nhanh chóng hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng khiến người dùng vô cùng thất vọng.
Với làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới hiện nay, các nhà sản xuất ở nước này đang tìm mọi cách để bán được hàng.
Trước đây, các công ty Trung Quốc đã thực hiện hình thức liên kết với những nhà nhập khẩu Malaysia, Singapore, và cả các nhà nhập khẩu Việt Nam để gắn mác của những công ty danh tiếng cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, sau khi bị phản đối và phát hiện họ đã chuyển sang một cách “ngụy trang” mới và khả thi hơn đó là gắn mác “Made in P.R.C” cho các loại hàng hóa của mình để người dùng không biết được xuất xứ của chúng.
Hàng Trung Quốc phải giấu nơi sản xuất
Mặc dù nhãn mác khác nhau nhưng chất lượng hàng hóa vẫn không được cải thiện hay thay đổi do đó các mặt hàng Made in P.R.C vẫn không được lòng khách hàng và không được ưa chuộng.Việc các doanh nghiệp Trung Quốc “qua mắt” người dùng bằng cách biến các sản phẩm “Made in China” thành “Made in PRC” đã xuất hiện khá lâu tại nhiều nước khá nhau.
Nếu như tại Mỹ và Ấn Độ đều này đã bị dư luận phát hiện và chỉ trích nhiều thì tại Việt Nam chỉ một bộ phận nhỏ người tiêu dùng là biết thông tin này nhưng số đông vẫn lầm tưởng cho rằng đấy không phải là hàng Trung Quốc và yên tâm mua hàng.
Để phân biệt được hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc bạn nên chú ý quan sát mã vạch trên phần thông tin của sản phẩm. Chỉ cần để ý 3 mã số đầu tiên trong mã vạch sản phẩm là bạn sẽ biết được xuất xứ hàng hóa vì đây là mã quốc gia nơi hàng hóa đó được sản xuất và không thể làm giả.
Theo đó, tất cả các mã vạch bắt đầu với: 690, 691, 692, 693, 694 và 695 (đầu 6, từ 90-95) là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc còn những mã vạch bắt đầu bằng 471 là hàng hóa Đài Loan… Đây chính là cách đơn giản nhất để tìm ra hàng Trung Quốc mà bạn nên biết.
Tràn lan hàng Trung Quốc bán trực tuyến
Không chỉ thay đổi cách ghi nguồn gốc xuất xứ, hàng Trung Quốc còn tìm được một phương thức sống mới là các trang bán hàng trực tuyến. Đánh vào tâm lý ham khuyến mãi ham rẻ, các trang bán hàng qua mạng tha hồ đưa những thông tin giảm giá 40%, 50% khiến cho người tiêu dùng khó cầm lòng.
Tuy nhiên, đọc kỹ thông tin về sản phẩm thì hầu hết đây là những mặt hàng có ghi nguồn gốc từ Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến… Những mặt hàng này thường là hàng gia dụng, thời trang, mỹ phẩm… Thậm chí còn có cả các sản phẩm công nghệ xuất xứ Trung Quốc quảng cáo là kết nối được với cả 3 mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, bán với giá 399.000 đồng.
Các trang mạng đẩy giá các sản phẩm lên cao ngất ngưởng rồi hạ xuống, đánh tiếng là đang giảm giả để người tiêu dùng có cảm giác mua được hàng giá rẻ.
Chưa cần so về chất lượng, chỉ so về giá cả với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan… được bán tại các siêu thị thì các măt hàng Trung Quốc đang rao nhan nhản trên mạng kia chỉ rẻ hơn vài ngàn đồng.
Hàng TQ xuất Nhật sẽ dán nhãn “made in PRC”
Các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ngừng sử dụng nhãn “made in China” (sản xuất ở Trung Quốc) trên quần áo bán sang Nhật Bản, nhằm cải thiện doanh số.

Ví dụ: về một loại bóng đèn LED được giới thiệu là bóng đèn led thông minh, ghi rõ trên vỏ hộp là: Made in P.R.C
Động thái trên là một nỗ lực vượt qua định kiến rằng quần áo sản xuất tại Trung Quốc kém chất lượng, tờ South China Morning Post đưa tin.
Thay vào đó, chúng sẽ được dán nhãn “made in PRC” – (sản xuất ở nước CHND Trung Hoa), vì nhiều khách hàng Nhật không biết PRC viết tắt từ chữ gì, báo trên cho biết thêm.
Cơ quan Các vấn đề Khách hàng Nhật Bản cho hay, dù thuật ngữ đã bị mất đi trong bản dịch, nhưng không có gì ngăn cản được các công ty Trung Quốc thay đổi nhãn mác của họ.
Phản ứng trước hành động này, ngành công nghiệp may mặc Nhật Bản đang có kế hoạch gắn nhãn mới cho các sản phẩm của họ.
Thẻ ghi giá (tag) có chữ “J Quality” sẽ được gắn lên những bộ đồ được dệt, nhuộm và may trong nước, với hy vọng sẽ khuyến khích người dân sẽ ưa chuộng “các sản phẩm trong nước chất lượng cao”, hơn là mua những sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.