Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

Giấy chống lóa

DENLEDNHAT.COM – Cận thị là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Tỉ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS là 30% và THPT chiếm trên 50%. Như vậy, có thể thấy tình trạng học sinh bị cận thị đang tăng dần theo cấp học và ngày càng có xu hướng tăng lên.

Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

  • Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, trẻ bị cận thị cần sớm được điều trị để tránh tác hại gây mệt mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lé mắt, nhược thị, co quắp điều tiết… để lại di chứng cho thế hệ sau. Trẻ bị cận thị sẽ xuất hiện những thay đổi do đáy mắt bị thoái hóa, hậu quả cuối cùng là mất thị lực không thể phục hồi.
  • Các phương pháp điều trị cận thị cho trẻ bao gồm: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Mục đích của điều trị cận thị cho trẻ em là nhằm làm chậm tốc độ phát triển của cận thị và tăng cường dưỡng chất cho mắt.
  • Đeo kính đối với phần lớn các trường hợp cận thị là bắt buộc và trẻ phải đeo kính thường xuyên, chỉ trừ lúc đi ngủ.

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ CẬN – VIỄN – LOẠN THỊ CHO TRẺ EM

Phương pháp điều trị bao gồm 3 hướng chính:

►► 1.  Bổ xung vitamin (nhóm B,C,D) và canxi giúp cho củng mạc trở nên chắc chắn hơn. Thông thường mỗi năm nên uống 2 đợt vitamin (vào mùa xuân và mùa thu)

►► 2. Phương pháp vật lý trị liệu (Điều trị nhược thị): dùng tia laser, điện trường, từ trường, máy phục hồi chức năng thị giác Ambliokor, các phần mềm điều trị nhược thị, các bài tập luyện mắt, … để tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể mi cũng như nhãn cầu.

Thông tin liệu trình điều trị nhược thị (suy giảm thị lực)

★   Quá trình khám và điều trị nhược thị được thực hiện nghiêm túc theo tiêu chuẩn

★   Mỗi khóa kéo dài 10 ngày và mỗi buổi từ 60 đến 90 phút.

★  Trẻ được điều trị trên các phần mềm ĐỘC QUYỀN như: máy kích thích điện từ trường, kích thích laser, máy tương tác phản hồi sinh học Ambliokor và các bài tập luyện điều tiết hay các bài tập nhược thị được thiết kế bằng các phần mềm chuyên biệt.


Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em


  • Máy từ trường có tác dụng tăng cường hoạt huyết, dẫn tới tăng dinh dưỡng cho mắt.

  • Máy laser lại có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh thị giác của võng mạc.

  • Hệ thống máy Ambliokor là một tổ hợp tương tác phản hồi sinh học giữa chương trình tập của máy và não của trẻ.

★   Các bài tập luyện được thiết kế bằng các chương trình chuyên biệt giống như những trò chơi lý thú khiến cho bé rất hào hứng luyện tập. Nhìn thì có vẻ như “vừa điều trị vừa chơi” nhưng thực ra những tín hiệu của thần kinh thị giác được truyền tải về máy tính trung tâm, máy tính sẽ tự động xử lý thông tin, trên cơ sở đó sẽ tự động điều khiển chương trình tập cho trẻ.

►► 3. Phương pháp tạo hình củng mạc: nhằm gia cố củng mạc là phương pháp hiệu quả nhất điều trị cận thị tiến triển.
Phương pháp này được tiến hành không phải nhằm tăng thị lực cho bệnh nhân mà nhằm ngăn chặn sự tiến triển của cận thị do trục nhãn cầu bị kéo dài, nhờ vậy sẽ ngăn chặn sự suy giảm thị lực và ổn định độ cận.

★  Phương pháp này không có biến chứng, giúp làm giảm mức độ tiến triển của bệnh cận thị xuống gần 3 lần, ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng gây giảm thị lực và mù lòa cho trẻ.

★  Phương pháp tiến hành rất đơn giản, thời gian thực hiện chỉ trong vòng 15 – 20 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi phẫu thuật. Qua ngày hôm sau, trẻ đã có thể quay trở lại học tập bình thường, nhưng nên cho mắt nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt (sau mỗi 30-45 phút học tập).

★  Hiệu quả của phương pháp: Cận thị đã giảm tốc độ tiến triển ở 70 đến 90% tổng số bệnh nhân được mổ.

Những câu hỏi thường gặp về Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

1. Cận thị là một bệnh lý như thế nào? Cận thị trẻ em khác gì cận thị ở người lớn?

Cận thị là sự suy giảm khả năng nhìn xa, trong đó ảnh của sự vật không rơi đúng vào võng mạc mà rơi ra phía trước võng mạc, phải dùng một thấu kính phân kỳ để nhìn được nét. Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 – 22 tuổi) tăng số dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0,5 – 1đi-ốp (D), dừng lại khoảng 6D. Cá biệt cũng có những trường hợp cận bệnh lý (cận thị thoái hóa): có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10D hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính.

Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

Giải pháp điều trị Cận – Viễn – Loạn cho trẻ em

Một thực tế ở nước ta là nhiều người không hề cận thị khi còn đi học, là sinh viên nhưng khi ra trường, đi làm lại bị cận thị. Họ đều ở môi trường làm việc bằng mắt nhiều ở cự ly gần, với máy tính chẳng hạn.

2. Khi bị cận thị, trẻ thường có những biểu hiện như thế nào?

Đa phần sẽ bắt đầu biểu hiện vào cấp II, nhưng hiện nay nhiều trẻ cận từ lớp 3, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, có xu hướng thích tiến gần đến nguồn tài liệu. Học tập kém tập trung, kết quả giảm sút do chép đầu bài không kịp, hỏi han bạn bè… Thời lượng học tập cũng như trẻ bình thường thì trẻ cận thấy nhanh mỏi mắt, có thể dẫn tới đau nhức mắt và đau đầu.

3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ?

Muốn có thị lực hoàn hảo về yếu tố tiên thiên cần có: đôi mắt (nhãn cầu) hoàn chỉnh, các cơ điều khiển mắt hoạt động tốt, đường dẫn truyền ảnh lên não hoàn hảo, não bộ không có bệnh lý.

Về điều kiện ngoại cảnh: chiếu sáng tốt là điều tối quan trọng, bên cạnh đó là độ tương phản, màu sắc… cũng ảnh hưởng đến kết quả thị lực.

4. Các phương pháp thăm khám bệnh cận thị hiện nay?

Phát hiện cận thị không khó, trừ một số trường hợp giả cận thị hoặc cận thị gắn liền với các hội chứng bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Thông thường chỉ bằng việc thử thị lực, đo khúc xạ, thử kính thấy thị lực đạt tối đa là có thể kết luận trẻ có bị cận thị hay không. Các trường hợp khác cận thị kèm với loạn thị, cận thị giả, cận thị là một biểu hiện của hội chứng nào đó… sẽ phức tạp hơn, cần có bác sĩ chuyên khoa khám xét cẩn thận.

5. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào?

Cha mẹ chủ yếu bằng quan sát có thể phát hiện ra trẻ bị cận thị: nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, hay phải nhờ bạn bè giúp đỡ..

6. Nhiều người cho rằng, khi mới phát hiện trẻ bị cận không nên cho đeo kính vì như vậy độ cận của trẻ sẽ bị tăng nhanh. Như vậy có đúng không?

Để trả lời câu hỏi trên người ta đã làm nghiên cứu hai nhóm đối chứng, nhóm có đeo và không đeo. Hằng năm có đánh giá lại tình trạng khúc xạ thì thấy đeo hay không đeo không ảnh hưởng đến độ gia tăng cận thị. Có một điều chắc chắn là: không đeo nhất định sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, nhìn gần cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng số cận.

7. Trẻ em đôi khi hiếu động không tập trung nên việc đo thị lực có thể không chính xác. Vậy làm thế nào để có thể chọn đúng số kính cho trẻ?

Trẻ không tập trung, nói dối, không hợp tác có thể gây khó khăn cho việc thử thị lực, thử kính nhưng với các chuyên gia, môi trường chuyên khoa sâu thì những khó khăn trên không thành vấn đề gì. Do vậy thầy thuốc nhãn khoa luôn có cách để cấp được kính chính xác cho trẻ.

8. Trẻ đã bị cận thị thì cần kiểm tra lại mắt và số kính sau thời gian bao lâu?

Tùy số cận của trẻ, độ thỏa mãn khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ. Cận thị nhỏ hơn 6D khoảng 1 năm khám 1 lần. Trên 6D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần.

9. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đối với mắt trẻ?

Cho trẻ học tập điều độ, kết hợp với vui  chơi, hoạt động thể lực tích cực sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị. Tuy nhiên dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng, dùng đủ vitamin A, C, E kèm theo các khoáng chất kẽm, selen, đồng được cho là hạn chế tăng số cận cùng với những thoái hóa do cận thị. Các yếu tố dinh dưỡng trên có nhiều rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể.

10. Lời khuyên của bác sĩ đối với các bậc phụ huynh để kiểm soát tốt độ cận cho trẻ?

Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Vẫn chưa thể có những khuyến cáo mạnh mẽ và chính xác với công chúng. Tuy nhiên giới chuyên môn đều thống nhất rằng chúng ta nên:

  • Đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt: chiếu sáng, cự ly, khoảng cách học tập, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa…
  • Cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin A, C, E, khoáng chất.
  • Chăm sóc đặc biệt cho trẻ cận thị số cao: tránh chấn thương, khám mắt đều đặn, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Để lại một bình luận

Main Menu