Dự án “Xóa cận thị học đường – Em vui học đến trường”

Dự án: Xóa cận thị học đường - Em vui học đến trường

DENLEDNHAT.COM – Hiện nay, tỷ lệ học sinh các cấp mắc tật cận thị ngày càng tăng, điều này khiến các em gặp không ít bất tiện trong việc học tập và sinh hoạt.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013, cả nước ta có gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Trong đó, số trẻ em bị cận thị lên đến mức đáng báo động khi chiếm tới 2/3 tỷ lệ và chủ yếu tập trung ở khu đô thị với tỷ lệ là 30 – 35%.

1) Chương trình “xóa cận thị học đường” là gì?

Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường. Học sinh bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết.

Vì vậy, các em cần phải đeo kính để tăng chức năng thị giác, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác hai mắt. Cận thị học đường là tật cận thị mắc phải do quá trình học tập. Loại cận thị này đơn thuần và lành tính không có tổn thương ở các tổ chức, nếu phát hiện sớm và điều chỉnh kính kịp thời sẽ mang lại kết quả cao.

Chương trình “xóa cận thị học đường” được triển khai để cải thiện và bảo vệ đôi mắt của trẻ đặc biệt là thế hệ học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học. Chương trình quan tâm đặc biệt đến sự đầu tư vào “lứa tuổi vàng” từ 4 – 15 tuổi, nhất là trẻ từ 4 tuổi chuẩn bị làm quen với sách vở, làm quen với con chữ con số để chuẩn bị hành trang cho các bé bước vào lớp 1.

2) Mục đích của Chương trình “xóa cận thị học đường”

Dự án: Xóa cận thị học đường - Em vui học đến trường

Dự án: Xóa cận thị học đường – Em vui học đến trường

Mục đích của chương trình là cải thiện tình trạng cận thị và bảo vệ đôi mắt sáng không bị bệnh cận thị ở trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học, trung học.

Vì đây chính là thế hệ tương lai của đất nước, các em có được đôi mắt sáng thì đất nước mới càng ngày càng phát triển. Thông qua hoạt động học tập của trẻ em  hàng ngày không chỉ ở trên lớp mà con học tập ở nhà cần đảm bảo:

  • Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, ánh sáng được chiếu từ trái qua phải, không được chiếu thẳng vào mắt.
  • Phòng học nên lắp bóng tuýp LED chiếu sáng chống cận, trẻ ngồi học thì cần dùng đèn học chuyên dụng để bảo vệ đôi mắt.
  • Tư thế ngồi học, khi viết phải giữ khoảng cách từ mắt tới vở là 30 – 35cm.
  • Bàn ghế phải đúng quy cách, có kích thước phù hợp: đối với học sinh tiểu học thì hiệu số chiều cao của bàn trừ đi chiều cao của ghế là 20cm.

Nhằm giảm tỉ lệ cận thị học đường, nâng cao thị lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Mục tiêu chủ yếu của chương trình “xóa cận thị học đường” là cải thiện về số lượng và chất lượng học sinh được học tập dưới ánh sáng chuẩn cho phòng học và đèn học cho ánh sáng tốt nhất cho mắt khi ngồi học bài.

3) Ý nghĩa của chương trình “xóa cận thị học đường”

Ý nghĩa của chương trình "xóa cận thị học đường"

Ý nghĩa của chương trình “xóa cận thị học đường”

Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện cho con sử dụng đèn học chống cận chuyên dụng, trang bị phòng học cho con sử dụng ánh sáng tốt cho mắt, ở một số học tiêu chuẩn cũng đã lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn để các em ngồi học.

Tuy nhiên, còn nhiều trường học đặc biệt là khối các trường ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn nên việc trang bị hệ thống chiếu sáng cho phòng học hay có một bộ đèn bàn học chuyên dụng là điều còn rất khó.

Trách nhiệm của gia đình và nhà trường giảm thiểu cận thị học đường

“Xóa cận thị học đường” không chỉ là trách nhiệm của gia đình và nhà trường nữa, đây là chương trình của Quốc gia và các doanh nghiệp, đoàn thể phải cùng nhau chung sức, thực hiện và triển khai gắn với an sinh xã hội trên diện rộng (cấp độ khu vực và quốc gia). Vì thế hệ tương lai trẻ em Việt Nam và thực hiện đầy đủ và trọn vẹn Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4) Đơn vị tổ chức thực hiện

Công ty TNHH Hùng Sông Mã với giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106737192 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp ngày 07/01/2015 tiên phong triển khai chương trình “xóa cận thị học đường” thông qua chương trình với thông điệp: Xóa cận thị học đường – Em vui học đến trường.

Đây là dự án được Công ty Hùng Sông Mã nghiên cứu và ấp ủ ngay từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp, tại doanh nghiệp chúng tôi không đơn thuần tạo ra lơi ích cho doanh nghiệp mà chúng tôi mong muốn cải thiện cuộc sống dân cư địa phương và có trách nhiệm với cộng đồng.

5) Nội dung chương trình

a) Thời gian thực hiện chương trình:

  • Trong 3 năm từ: 2019 – 2021

b) Mục tiêu:

  • Cải thiện khoảng 20% trẻ em ở khu vực nông thôn và 50% trẻ em ở khu vực thành phố được sử dụng đèn chiếu sáng đúng tiêu chuẩn, tốt cho mắt.
  • Đến năm 2021, giảm tỉ lệ cận thị học đường 0,5%/ năm.

c) Các giải pháp chủ yếu:

  • Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị – xã hội để thực hiện chương trình “Xóa cận thị học đường”.
  • Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhà trường, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của bệnh cận thị học đường.
  • Đa dạng loại hình, phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng và vùng miền.
  • Đào tạo, nâng cao, tập huấn kiến thức, thành lập ban phụ trách để theo dõi, giám sát và đánh giá tình trạng của chương trình “Xóa cận thị học đường”. Kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình trẻ sử dụng hệ thống chiếu sáng.

d) Kinh phí thực hiện chương trình “Xóa cận thị học đường”

  • Giai đoạn 1: Kinh phí 100% của Công ty Hùng Sông Mã nhập khẩu hàng hóa, dựa trên tính toán các khoản chi phí đầu vào sẽ cân đối mức hỗ trợ giá cho người tiêu dùng mua với giá thấp nhất và tốt nhất để ai cũng có thể mua được.
  • Giai đoạn 2: huy động sự tham gia, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đóng góp của gia đình và cộng đồng cùng chung tay thực hiện chương trình đến sâu và rộng hơn trên toàn quốc.

e) Sản phẩm áp dụng trong chương trình

  • Đèn chiếu sáng cho phòng học
  • Đèn để bàn học

4 Nhận xét/ đánh giá

  1. Hàng triệu học sinh có nguy cơ mù loà Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó tỉ lệ cận thị chiếm đến 2/3. Đáng báo động là tật khúc xạ đang có chiều hướng gia tăng đột biến, lan rộng từ thành thị sang cả khu vực nông thôn. Trong khi đó, bản thân học sinh, phụ huynh lại khá mơ hồ về bệnh lý học đường nguy hiểm này. Cận thị - sợ không dám nói Thống kê của BV Mắt T.Ư cho thấy, cả nước hiện có khoảng 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính. Tỉ lệ học sinh (HS) mắc tật khúc xạ tập trung nhiều ở những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, khoảng 35% đến 40%. Trong đó cận thị chiếm đến 2/3 các tật khúc xạ. Trẻ cận thị nặng có thể gây ra các biến chứng như lác, rách võng mạc, bong võng mạc, bong dịch kính, xuất huyết dịch kính... dẫn tới mù lòa. Tuy nhiên, điều đáng lo là nhiều HS, nhất là các em bậc tiểu học do sợ bị “ăn mắng” nên dù thị lực rất kém cũng không dám nói cho bố mẹ biết, chỉ đến khi nhà trường có thông báo thì phụ huynh mới giật mình. Cô Phạm Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dương Quang (Gia Lâm, HN) - cho biết: “Khám sàng lọc tại trường đã phát hiện 40 em mắc các tật thị lực, nhưng hầu hết các em đều “giấu bệnh” không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bị mắng. Lại có những em phát hiện cận 1,5 điốp nhưng không chịu đeo kính do ngượng với bạn bè, hàng xóm. Giáo viên dù có xếp các em ngồi học bàn đầu tiên, các em cũng kêu “mù tịt” không thấy chữ”. ThS Vũ Thị Thanh - Giám đốc BV Mắt Hà Nội - cảnh báo một thực trạng đáng lo ngại là tật khúc xạ có chiều hướng gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. “Khảo sát cho thấy, số HS tại Hà Nội và TPHCM mắc tật cận thị ngày càng nhiều, có nơi tỉ lệ cận thị lên tới 60-70%, đặc biệt là HS ở các trường điểm, trường chuyên lớp chọn. HS ngoại thành dù tỉ lệ cận thị ít hơn nhưng cũng đang có xu hướng gia tăng. Cá biệt có HS bị dị tật bẩm sinh mắt nhưng phụ huynh không hay biết, trong khi nếu cha mẹ quan tâm can thiệp sớm sẽ giúp tăng thị lực cho trẻ, giảm gánh nặng xã hội” - bà Thanh nói. Lý giải nguyên nhân cận thị học đường ngày càng gia tăng, ThS Thanh cho rằng: “Áp lực học hành là một trong những nguyên nhân khiến số trẻ mắc tật cận thị tăng vọt. Yếu tố di truyền tuy có nhưng chỉ đóng vai trò rất nhỏ, khoảng 3%. Giới khoa học đã chỉ ra rằng, con người cần tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bên ngoài từ 2-3 giờ/ngày để ngăn chặn nguy cơ cận thị. Tại các quốc gia khác, trẻ thường xuyên được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhưng ở VN, trẻ phải dành quá nhiều giờ trong ngày để học tại trường và làm bài tập ở nhà khiến mắt hoạt động căng thẳng”. Trẻ dưới 10 tuổi: Mắt còn khả năng phục hồi Nheo mắt khi nhìn xa, khi nhìn lên bảng hoặc xem vô tuyến luôn mỏi nhức mắt, thậm chí có những trẻ đi học nhìn bảng không rõ phải nhờ bạn đọc hộ... là những biểu hiện rõ nhất cho thấy mắt trẻ có vấn đề. Điều đáng lo là nhiều gia đình chưa quan tâm đến bảo vệ mắt cho trẻ, vì vậy nguy cơ không thể hồi phục mắt sẽ rất cao, nhất là trẻ từ 15 tuổi trở lên. Theo ThS Thanh, trẻ dưới 10 tuổi mắc tật khúc xạ có khả năng phục hồi mắt bằng cách cho trẻ tập nhìn xa, xoa bóp cơ điều tiết cho mắt được nghỉ ngơi, tập tại cơ sở y tế. Sau đó, nếu mắt không thể phục hồi được mới cho đeo kính, nhưng cần lưu ý chỉ đeo kính dưới 2 điốp, không cho trẻ đeo kính có số quá nặng để điều chỉnh hình ảnh vào đúng tiêu cự của mắt. Uống thuốc bổ sung vi chất (vitamin A, C, E...) phòng thoái hoá võng mạc. Bố trí góc học tập đủ ánh sáng, bàn và ghế đúng khoảng cách để mắt trẻ cách vở học 30-35cm. Không cho trẻ sa đà vào trò chơi điện tử, đọc truyện tranh chữ quá bé. Người trên 18 tuổi không muốn đeo kính có thể lựa chọn phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp phổ biến hiện nay là Laser Excimer. Đây là phương pháp có độ an toàn cao, tính chính xác lớn. BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội - cho biết: Dự án phòng, chống mù lòa cho trẻ em khu vực thành thị dưới sự tài trợ của Quỹ Fred Hollows đang triển khai tại 15 quận, huyện của Hà Nội sẽ khám và cấp kính điều chỉnh tật khúc xạ cho hàng nghìn trẻ em, đẩy lùi nguy cơ mù lòa cho lứa tuổi học đường. Tại TPHCM mới triển khai ở 6 quận, huyện. Vì vậy, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý về mắt vẫn rất cao do không được tư vấn chăm sóc bảo vệ mắt kịp thời. DƯƠNG HẢI
  2. Vì sao ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị? Ai cũng hiểu là cận thị không phải là bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng giờ đây hiện tượng suy giảm thị lực ở trẻ em này có thể được coi như một bệnh dịch ở một số vùng trong khu vực châu Á. Tại Đài Loan, tỷ lệ trẻ em dưới 7 tuổi bị cận thị đã tăng nhanh chóng từ 5% năm 1983 lên 21% vào năm 2000. Kinh ngạc hơn nữa đó là 81% thiếu niên Đài Loan ở độ tuổi 15 bị cận thị. Nhìn rộng ra cả khu vực châu Á, thì số người bị cận thị nặng đã tăng gấp đôi từ thập niên 1980 đến nay. Những trẻ em bị cận sớm rất tất yếu rồi sẽ trở nên cận nặng mà cận thị nặng là một yếu tố dẫn đến các bệnh nguy hiểm về mắt như bong giác mạc, cao nhãn áp, đục thủy tinh thể sớm hoặc mù lòa... Hiện tượng cận thị bùng nổ như vậy thực sự là một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng mà các giới chức y tế chưa xác định rõ nguyên nhân. Cận thị thực ra là một rối loạn thị giác có tính di truyền nhưng số lượng các trường hợp cận thị tăng vọt có liên quan đến môi trường sinh hoạt của trẻ. Các chuyên gia đã cố gắng tìm các mối liên hệ giữa cận thị với một loạt các yếu tố như đọc sách quá nhiều, chơi thể thao, xem truyền hình, yếu tố dinh dưỡng hay tình trạng tâm lý... Các nhà khoa học đã gần như có thể phát hiện ra nguyên nhân chính của tình trạng cận thị ở trẻ nhỏ đó là thời gian ở trong nhà quá nhiều. Trong vài năm gần đây các chuyên gia nghiên cứu cận thị tập trung vào mục tiêu chính là chứng minh, định lượng và giải thích mối quan hệ giữa thời gian sinh hoạt ở bên ngoài nhà với sự phát triển mắt. Hàng chục nghiên cứu đã được công bố, chủ yếu ở châu Á. Tổng hợp các nghiên cứu đó, các chuyên gia đã rút ra kết luận thời gian trẻ sinh hoạt bên ngoài có tác động đáng kể trong việc giảm nguy cơ bị cận thị. Có giả thuyết cho rằng khi ra sinh hoạt ở môi trường bên ngoài, trẻ em tập trung nhìn vào những vật ở xa hơn bên trong nhà. Trong khi ở trong nhà, thì trẻ dành phần lớn thời gian để dán mắt vào màn hình máy tính, sách vở hay đồ chơi, những vật luôn ở gần sát mắt. Nếu các trẻ em bị cận thị khi nhìn vật quá gần thì phát hiện của các nhà chuyên môn có đặt các phụ huynh học sinh trước sự lựa chọn : Dạy con đọc hay bảo vệ thị lực cho con ? Các nhà khoa học của thập niên 1930, quan sát thấy người mắc chứng cận thị cực kỳ hiếm trong xã hội săn bắt và hái lượm. Trong những năm 1960, một nghiên cứu các cộng đồng thổ dân ở Alaska cho thấy các thế hệ xa xưa nhất của những thổ dân này, những người không bao giờ đến trường học và học ít bị cận thị hơn nhiều so với thế hệ con cháu sau này. Gần hơn là cách đây 2 chục năm, một nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore đã thiết lập được mối quan hệ giữa trình độ học đường và chứng cận thị. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi là ngày nay sinh hoạt của trẻ tập trung chủ yếu ở môi trường bên trong bốn bức tường, dù đó là nhà hay trường học, cùng với đầy đủ các thiết bị tiện nghi, đồ chơi. Ngày càng có ít trẻ em được hoặc muốn ra ngoài trời sinh hoạt.
  3. Nghiên cứu mới: Một nửa dân số thế giới sẽ mắc cận thị vào năm 2050 Theo khuyến cáo của một nghiên cứu mới về tình trạng gia tăng nhanh chóng tỉ lệ cận thị trên quy mô toàn cầu, trẻ em có nguy cơ mắc cận thị cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Một nửa dân số thế giới sẽ mắc cận thị vào năm 2050 cùng với nguy cơ mù lòa. Đây là cảnh báo của một nghiên cứu mới về sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ mắc cận thị Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, nếu tình hình mắc cận thị không được kiểm soát thì tỉ lệ dân số Úc bị ảnh hưởng bởi loại tật khúc xạ này sẽ tăng từ 19,7% vào năm 2000 lên 55,1% vào năm 2050. Sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ mắc cận thị và cận thị cao đều được đồng thuận rộng rãi là do thói quen “làm việc ở khoảng cách gần” và ít hoạt động ngoài trời. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng, theo các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu thị giác Brien Holden, Đại học New South Wales và Viện nghiên cứu Nhãn khoa Singapore cho biết. Nghiên cứu ở dạng tổng quan và phân tích gộp của họ đã phân tích dữ liệu từ kết quản của 145 nghiên cứu khác nhau và được công bố trên tạp chí Opthalmology (link bài báo: Global Prevalence of Myopia and High Myopia and Temporal Trends from 2000 through 2050) Trên quy mô toàn cầu, cận thị là một nguyên nhân gây mất thị lực thường gặp trong đó cận thị không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất khả năng nhìn xa. Các nhà nghiên cứu ước tính 49,8% dân số thế giới tương đương với gần 5 tỉ người sẽ mắc cận thị vào năm 2050. Một phần năm trong số đó sẽ có nguy cơ tiến triển thành khiếm thị nếu xu hướng mắc cận thị vẫn tiếp tục gia tăng. Các dữ liệu về tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050 so với năm 2000 và cận thị sẽ trở thành nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn hàng đầu trên thế giới. Lập kế hoạch chăm sóc mắt toàn diện là vô cùng bức thiết để kiểm chế tỉ lệ gia tăng nhanh chóng và cũng quan trọng ngang với việc phát triển các hướng điều trị để kiểm soát cận thị tiến triển, các tác giả cho biết. GS Kovin Naidoo, một thành viên trong nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Chúng tôi cũng cần đảm bảo rằng trẻ em sẽ được các bác sĩ Nhãn khoa hoặc chuyên viên Khúc xạ nhãn khoa thăm khám định kì hàng năm”. Nếu những trẻ có nguy cơ được phát hiện thì ngay lập tức các chiến lược dự phòng mắc mới sẽ được đề ra như tăng thời gian hoạt động ngoại kháo và giảm thời gian làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần. Ông cũng cho rằng “Hơn thế nữa, có một số lựa chọn như kính gọng và kính tiếp xúc thiết hế đặc biệt hoặc can thiệp bằng thuốc nhưng những giải pháp này cần được đầu tư nhiều hơn để tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng cũng như nâng cấp hiệu lực tác động”. Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng1 Theo: Special Broadcasting Service Online (SBS) – Australia [1] BSNT Chuyên ngành Nhãn khoa, Khóa 39, Trường Đại học Y Hà Nội
  4. Bảo vệ đôi mắt trẻ (BGĐT) - Áp lực của việc học tập kèm theo thói quen có hại cho đôi mắt như xem ti vi, đọc sách không đúng khoảng cách, chơi điện tử thời gian dài... đã khiến cho các tật khúc xạ về mắt, trong đó có cận thị học đường ngày càng gia tăng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, độ tuổi hay mắc cận thị nhất là từ 8-16 tuổi. Học sinh, phụ huynh chủ quan Đưa con trai đang học lớp 3 đi cắt kính tại một cửa hàng kính mắt trên phố Quang Trung (TP Bắc Giang), chị Nguyễn Thị Mai, ở tổ dân phố Á Lữ, phường Trần Phú (TP Bắc Giang) thổ lộ: "Mấy tháng trước thấy cháu kêu nhức mắt, nhất là khi phải ngồi lâu trên máy vi tính để làm các bài tập tiếng Anh trên mạng Internet, tôi chủ quan nghĩ cháu chỉ mỏi mắt chốc lát. Đến khi thấy cháu nhìn vật gì cũng phải đến gần, cúi sát mặt vào sách vở tôi mới đưa con đi khám. Hậu quả là mắt trái cháu bị cận 2,5 điốp, mắt phải 2,7 điốp". Cũng có biểu hiện khởi phát như con chị Mai, em Nguyễn Trung Hiếu, lớp 7A, Trường THCS Tiên Hưng (Lục Nam) nói: "Em bị cận thị từ đầu học kỳ I, lúc mới chỉ có 1,5 điốp nhưng em chủ quan không đeo kính. Khi mắt thường xuyên nhức mỏi kèm theo đau đầu mới đi khám lại thì độ cận đã tăng thêm 1 điốp". Do bị cận thị nên Hiếu hạn chế tham gia các trò chơi vận động mạnh như bóng đá hay cầu lông. Hai trường hợp nêu trên cho thấy, cận thị học đường không loại trừ độ tuổi, bậc học nào. Theo khảo sát của ngành y tế tỉnh, tỷ lệ học sinh mắc các tật khúc xạ về mắt cao, riêng cận thị học đường chiếm khoảng 15%. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ học sinh bị cận thị thường cao hơn so với vùng nông thôn, miền núi. Quan sát một số lớp học của Trường THCS Mỹ Độ (TP Bắc Giang) cho thấy học sinh bị cận thị rải rác ở các lớp, ví như tại lớp 9B, lớp có 26 học sinh có 6 em đeo kính. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường nói: Để giảm thiểu số học sinh bị cận thị, nhà trường đã quan tâm bảo đảm ánh sáng trong lớp học. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên nhắc nhở các em hạn chế tiếp xúc với máy tính, điện thoại, đồng thời chú ý vệ sinh mắt, chỉnh sửa tư thế ngồi. Tại các trường học khác trên địa bàn TP Bắc Giang, tình trạng học sinh bị cận thị phải đeo kính cũng diễn ra khá phổ biến. Một số lớp học chất lượng cao, trường chuyên tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm gần 30% tổng số học sinh của lớp. Nhận biết sớm để điều trị Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng cận thị học đường là do quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học. Ở trường các em học tập với cường độ cao trong điều kiện môi trường, ánh sáng chưa bảo đảm. Đọc sách, ngồi máy tính với khoảng cách gần trong thời gian dài liên tục. Khi về nhà, nhiều em xem tivi, chơi game trên máy tính hay đọc sách không đúng tư thế, khoảng cách... Hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh cận thị, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Tuy vậy, việc phẫu thuật lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phải ở tuổi trưởng thành (hơn 20), độ cận thị ổn định trong một năm. Bác sĩ Bùi Đức Nam, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thông tin: Nếu không được phát hiện sớm, cận thị sẽ ngày càng nặng hơn, nhiều trường hợp còn gây biến chứng bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Biểu hiện chính của cận thị là nhức mắt, không nhìn rõ vật ở xa hoặc có các động tác bất thường như liên tục dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn. Do cận thị học đường không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên một bộ phận học sinh và phụ huynh xem nhẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, cận thị học đường hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để giúp các em có đôi mắt khỏe, nhà trường cần quan tâm bảo đảm ánh sáng trong phòng học. Với các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con đọc sách, xem ti vi, sử dụng máy tính trong khoảng thời gian hợp lý. Khi thấy con có những biểu hiện như nhức mắt, nhìn mờ cần nhanh chóng đưa đi kiểm tra thị lực tại các cơ sở y tế, không tự ý cho con đeo kính không đúng tiêu cự. Tuệ An

Để lại một bình luận

Main Menu