DENLEDNHAT.COM – TRẺ CẦN BIẾT VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA ĐIỆN. CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁC KĨ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG KHI CÓ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỆN NHƯ CHẬP ĐIỆN, CHÁY DO ĐIỆN, BỊ ĐIỆN GIẬT.
Những kỹ năng sử dụng điện an toàn bố mẹ cần dạy cho trẻ khi còn nhỏ
Các mối nguy hiểm đến với trẻ trong nhà cũng như ngoài đường, ở lớp học có rất nhiều nhưng có lẽ các mối nguy hiểm đến từ điện là nỗi ám ảnh đối với các bà mẹ. Bởi thế nên ngay từ khi con còn bé, chúng ta luôn miêng nhắc con phải tránh xa ổ điện, dây diện, quạt điện và các thiết bị liên quan đến điện. Các ông bố bà mẹ ý thức được rằng mối nguy hiểm từ điện sẽ khiến trẻ gặp tai nạn ít có nguy cơ sống sót.
Tuy nhiên, trẻ là những sinh vật bé nhỏ hiếu động, ở lứa tuổi nhỏ chúng hay làm những điều ngược lại mong muốn của cha mẹ. Càng cấm, chúng càng tò mò hơn và có khao khát khám phá. Chính vì vậy thay vì cấm đoán, hãy dạy trẻ về mối nguy hiểm do điện mang đến và dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn.
A) Ở trong nhà
– Không bao giờ được bật đèn hoặc cắm phích điện trong khi tay ướt hoặc trong khi đang ở trong bồn tắm.
– Cẩn thận khi di chuyển dây điện khỏi nơi mà người thợ lắp điện đã cố định sẵn.
– Khi dây diện bị hở, cần ngắt cầu dao điện và gọi thợ tới sửa. Không tự mình quấn băng dính xung quanh.
– Kiểm tra dây diện, phích cắm trước khi cắm điện. Nếu phát hiện dây diện bị sứt hoặc bị mòn thì ngừng cắm và báo cho cha mẹ biết.
– Không bao giờ chọc bất kì vật gì vào ổ điện. Nếu băn khoăn ổ điện có an toàn hay không thì nên hỏi người lớn chứ không tự mình kiểm tra.
– Không được chạm vào chỗ dây điện bị sứt bằng tay không hoặc que kim loại, dẫn điện.
– Nếu cần thay bóng đèn bàn học thì nên nhờ cha mẹ giúp chứ không tự mình thay.
– Trong trường hợp chập điện, nên tìm mọi cách thoát khỏi nhà và gọi cho thợ sửa điện, cứu hỏa và người lớn.
– Khi chập điện, điện phát hỏa thì không dùng nước để dập vì nước dẫn điện, gây giật.
B) Khi ở ngoài trời
– Không được trèo lên cột điện, chơi ở trạm biến thế điện, cổng có mắc dây điện kể cả dây điện nhấp nháy.
– Nếu như nhìn thấy bạn nào trèo lên cột điện nghịch ngợm thì cần báo cho người lớn ngay.
– Tránh xa những nơi, vùng cấm hoặc tòa nhà có ghi biển “Nguy hiểm”.
– Nếu trẻ thích trèo cây thì nên tránh xa những cây gần cột điện hoặc gần đường điện.
– Nếu khi đi ngoài đường hoặc đi học về thấy dây điện bị rơi, đứt thì tuyệt đối không chạm vào và tránh xa chỗ đó, đi đường khác đồng thời báo cho người lớn để xử lí.
– Tránh xa, không được chạm vào máy biến thế hoặc hộp kim loại chứa máy biến thế.
– Khi có sấm sét thì nên chạy vào trong nhà dù không mưa. Rất nhiều người đã bị sét đánh hàng năm trên thế giới, nhiều người đã tử vong hoặc bị thương nặng vì thế không được chủ quan.
– Gọi điện cho cứu thương hoặc gọi người lớn nếu thấy người nào đó bị điện giật. Không chạm vào họ vì họ vẫn mang trong người nguồn điện.
– Trong trường hợp không có người lớn hoặc không thể gọi được cứu thương thì nhanh chóng đóng cầu dao ngắt nguồn điện, sau đó, lấy một vật không dẫn điện để gỡ dây điện ra.
– Không bao giờ được bơi dưới sông hoặc trong hồ khi trời có bão, sấm sét. Nếu nghe thấy sấm hoặc nhìn thấy chớp trên bầu trời, nhanh chóng lên bờ.
– Những điều trên chỉ là những kiến thức cơ bản cần dạy trẻ. Trẻ khá tò mò vì thế có những trường hợp tử vong thương tâm chỉ vì thiếu hiểu biết. Bạn cần thường xuyên nhắc nhở trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần cẩn thận khi mắc và sử dụng nguồn điện trong nhà. Nên làm ổ điện cao hơn tầm với của trẻ. Nếu làm thấp thì cần có vật chắn các lỗ cắm tránh cho bé thò tay hoặc que vào trong đó. Không để dây điện loằng ngoằng, cần cố định dây điện bằng nút thắt hoặc ghim chuyên dụng. Trước khi đi ra khỏi nhà, không sử dụng nguồn điện thì nên đóng cầu dao điện đảm bảo không xảy ra chập điện. Thường xuyên kiểm tra dây điện, các thiết bị sử dụng điện để sớm phát hiện hỏng hóc, tránh nguồn điện rỉ ra ngoài.
C) Tham khảo thêm các bài viết:
1) Dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn
2) Dạy trẻ biết cách tiết kiệm năng
3) Kỹ năng sống: Hành trang cho trẻ sắp bước vào lớp 1
4) Đèn bàn học và làm việc dành cho người mắt kém
5) Chọn đèn học để bàn đúng tiêu chuẩn
6) Làm thế nào để chọn được Đèn LED để bàn phù hợp
7) Đèn bàn – Đèn dành cho người có tri thức
8) Đèn học chống cận loại tốt và an toàn cho Bé lớp 1
9) Đèn học để bàn tốt và an toàn nhất cho Bé