
Vì nhiều lý do mà cha mẹ không có thời gian chơi với con hoặc để con tự chơi nhưng khi trẻ chơi một mình lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm rủi ro.
Để trẻ chơi một cách an toàn tại nhà thì cần dạy trẻ học bơi, giúp nhận biết những thực phẩm, vật dụng, thiết bị trong nhà an toàn… là những lưu ý cần thiết để bảo vệ trẻ.
Khi trẻ trên 7 tuổi, có những nhận biết nhất định về mọi thứ xung quanh, là thời điểm cha mẹ thường cho trẻ chơi một mình để tự lập và khám phá thế giới bên ngoài, giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ
Tuy nhiên, khi trẻ chơi một mình lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm rủi ro. Thực tế thì đã có nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khi trẻ chơi môt mình như bị bỏng, nuốt phải dị vật, bị ngã xe đạp dẫn đến vỡ tụy thậm chí đe dọa đến tính mạng khi tham gia những trò chơi nguy hiểm…
Để hạn chế những nguy hiểm có thể rình rập khi cho trẻ chơi một mình, các bậc cha mẹ cần thực hiện những lưu ý an toàn cần thiết và hữu ích ngay sau đây:
A – Các trường hợp không an toàn với trẻ
Tránh tình trạng hóc dị vật
Đây là trường hợp nguy hiểm với trẻ thường gặp khi chơi một mình. Cha mẹ cần lưu ý là sắp xếp các vật dụng ở trong nhà sao cho hợp lý, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Khi trẻ trên 7 tuổi có nhận thức nhất định, cha mẹ cần hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác những thức ăn nào có thể dùng và cách ăn đúng đắn để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Bên canh đó, các bậc cha mẹ cũng lưu ý là dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ. Những dị vật nhỏ như đồng xu, sợi dây thun, tăm tre… có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Đã có rất rất rất nhiều trường hợp trẻ bị mắc dị vật trong cổ hoặc dạ dày, trong đó nhiều trường hợp không kịp đưa đến bệnh viện nên đã xảy ra điều đáng tiếc đối với trẻ.
Dạy trẻ tránh bị ngạt nước
Ngạt nước là tại nạn đáng tiếc thường xuyên xảy ra khi trẻ chơi một mình mà không có người lớn bên cạnh, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng chống tai nạn ngạt nước, đuối nước cho trẻ cần cho trẻ đi học bơi và dạy trẻ chỉ được bơi tại bể bơi, hồ bơi đảm bảo an toàn, có nhân viên cứu hộ giám sát.
Dạy cho trẻ thói quen mặc áo phao khi bơi và tuyệt đối tránh bơi ở những bờ sông, kênh, mương… nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm và có thể dẫn đến tai nạn thương tâm.
Hạn chế những vật dụng nguy hiểm trong nhà
Trẻ chơi trong nhà thì một mối nguy hiểm khác mà các bậc cha mẹ nên lưu ý đó là những vật dụng nguy hại trọng nhà đặc biệt là khu bếp.
Bạn nên có khu bếp riêng biệt, dặn giò trẻ không được tiếp xúc các vật dụng gây nguy hiểm như: bình ga, dao, kéo, các vật dụng sắc nhọn khác.
Những thiết bị, vât dụng có khả năng gây bỏng như: ấm điện, bình thủy, bàn ủi, bật lửa… cha mẹ nhớ sau khi sử dụng thì phải ngắt nguồn điện và để ở nơi mà trẻ không thể lấy được.
Một lưu ý khác nữa là đối với các ổ cắm điện phải đặt ở trên cao và che chắn kĩ càng, đề phòng trẻ nghịch chơi và chọc tay vào ổ cắm. DENLEDNHAT.COM đã chia sẻ một bài viết riêng rất chi tiết về: Dạy trẻ kĩ năng an toàn khi sử dụng điện ở nhà, bạn có thể xem tại đây.
An toàn khi chơi ở sân chơi
Sân chơi, công viên là địa điểm lý tưởng để trẻ vui chơi ngoài trời, nhưng cũng chứa đựng nhiều mối nguy hiểm như: sân chơi không an toàn, cỏ dại, mặt đất nhiều đá sỏi…
Bạn cần dặn trẻ chỉ chơi ở những khu vực có rào chắn, không được đến các khu vực cấm, giúp trẻ nhận biết dấu hiệu các biển báo nguy hiểm và không được ăn các trái cây lạ.
Hạn chế những vận động nguy hiểm
Những trò chơi vận động như đạp xe, nhảy dây, trèo cây… khi trẻ chơi một mình thường rất nguy hiểm. Bạn cần dặn trẻ hạn chế tham gia những trò chơi vận động nguy hiểm, hướng trẻ đến những trò chơi an toàn, tốt cho sức khỏe và có lợi cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Dạy cho trẻ một số kỹ năng cần thiết
Các bậc cha mẹ nên dành một khoảng thời gian nhất định cho con trẻ để hướng dẫn, giải thích cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân và hạn chế tiếp xúc những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ chơi một mình.
Dạy và cho trẻ thực hành những kĩ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi trẻ chơi mà không có bố mẹ bên cạnh.
Trong đó không thể quên dạy trẻ cách đề phòng với người lạ khi ở nhà một mình, nếu có kẻ lạ đột nhập vào nhà thì cần dạy trẻ: kỹ năng tự vệ và thoát hiểm cho trẻ.
B – Phương pháp dạy trẻ
Dạy trẻ kĩ năng sử dụng các vật dụng thiết yếu
Hằng ngày, trong sinh hoạt gia đình, bố mẹ nên dạy trẻ sử dụng các đồ dùng, thiết bị như lấy nước ở bình, bật quạt, lấy đồ ăn ở tủ lạnh…
– Luôn nhắc nhở con khóa cửa cẩn thận, tắt các thiết bị như bóng điện, quạt,… khi không sử dụng. Những kĩ năng này còn giúp con học thói quen tiết kiệm.
– Chỉ dạy con lưu ý và ghi nhớ địa điểm để các vật dụng phòng khi cần như đèn pin khi mất điện…
– Dạy bé chuẩn bị một vài món đồ ăn sẵn. Việc này tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con, rồi chỉ bé chỗ để của chúng.
Dạy trẻ kĩ năng tránh xa các mối nguy hại trong nhà
Cất hết các vật dụng có thể gây hại như dao, kéo, gây ra lửa như diêm, bật lửa, bếp ga, ổ điện. Dạy cho bé biết mức độ nguy hiểm của những vật dụng đó.
– Dạy trẻ không ra chỗ ban công, hành lang. Những chỗ này nên được đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
– Giao cho bé nhiệm vụ khi ở nhà, không nhất thiết là bài tập, có thể là hoàn thành một trò chơi, câu đố nào đó để bé không thấy nhàm chán mà nghịch ngợm.
– Dạy con nguyên tắc chạy ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn.
Dạy trẻ kĩ năng nhớ các số liên lạc
Bố mẹ hãy liệt kê các số liên lạc cần thiết nhất của mình và người thân trong gia đình rồi dạy trẻ nhớ chúng. Khi có sự cố hãy dặn trẻ gọi ngay cho người thân.
– Dạy trẻ các số điện thoại khẩn cấp như cứu hỏa, cứu thương, dạy bé cách bấm số… để có thể gọi khi cần.
Lưu ý khi dạy số điện thoại cho trẻ, bạn nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần và cùng con thực hành khi chơi với con.
Dạy trẻ kĩ năng cảnh giác với người lạ
Nguyên tắc cơ bản nhất cần dạy trẻ khi ở nhà một mình là kĩ năng cảnh giác với người lạ để đảm bảo tính an toàn, tránh những đối tượng có ý đồ xấu.
– Khóa tất cả các cửa lại.
– Tuyệt đối không mở cửa cho bất kì ai. Gỉa vờ gọi thật to, nếu là kẻ xấu sẽ tưởng có bố mẹ ở nhà và bỏ đi ngay.
– Không đi ra khỏi nhà với bất kì ai.
– Trẻ ở nhà một mình có thể mở ti vi hoặc to tiếng để kẻ xấu tưởng có người ở nhà sẽ không dám gọi cửa.
– Khi có đối tượng lạ tấn công cần la hét thật to, gọi hàng xóm hoặc kêu cứu
Lưu ý:
– Đối với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không nên để con ở nhà. Tốt nhất nên nhờ người trông hộ hoặc cho bé đi cùng. Những trẻ lớn hơn, bố mẹ cũng nên hạn chế tối đa để con một mình hoặc về sớm với con càng sớm càng tốt.
– Bố mẹ không nên đi ra ngoài trong thời gian quá lâu, bởi bạn không chắc chắn được sẽ không có bất kì vấn đề nào xảy ra với con mình.
– Bố mẹ nên thường xuyên gọi về kiểm tra khi con ở nhà một mình để đảm bảo bé vẫn an toàn.
– Nếu trẻ có anh chị em, nên dặn dò không nên cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Nhưng bạn cũng nên để ý lắng nghe khi con muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn.
– Cho con thấy sự tin tưởng và sẵn sàng thưởng “hậu hĩnh” nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.
Hi vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp các cha mẹ, phụ huynh hướng dẫn cho trẻ vui chơi an toàn tại nhà tốt nhất.
Độ tuổi có thể để trẻ ở nhà một mình
– Từ 8 đến 10 tuổi: Không nên để trẻ ở nhà một mình quá 1,5 tiếng đồng hồ.
– Từ 11 đến dưới 13 tuổi: Trẻ có thể ở nhà trong khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ ban ngày.
– Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Yên tâm để con ở nhà một mình nhưng bố mẹ không nên vắng nhà qua đêm.