Chọn đèn cho phòng sạch

Chọn đèn cho phòng sạch

Chọn đèn cho phòng sạch

Ánh sáng là một yếu tố hạng 2 trong thiết kế phòng sạch, bởi chức năng chính của phòng sạch là giảm thiểu ô nhiễm. Bởi vậy, khi lựa chọn loại đèn có ánh sáng phù hợp cho phòng sạch, không chỉ phải quan tâm đến độ rọi cần thiết mà còn phải chú ý đến sự ảnh hưởng của luồng sáng tới không khí và các bộ lọc.

>>> Xem thêm: Đèn phòng sạch nên chọn Đèn âm hay Đèn dương?

Môi trường, ứng dụng và nhiệm vụ cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng với nhiều khả năng để xem xét tùy biến dựa trên các yếu tố này. Có thể cho rằng ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn loại ánh sáng cũng như đèn là tiêu chuẩn phân loại của phòng sạch đó.

1. Cân nhắc phân loại của phòng sạch

Để đạt được mức độ sạch theo yêu cầu của các phòng sạch cao cấp, không gian trần được ưu tiên lắp đặt các bộ lọc; ở class 5 tiêu chuẩn ISO, trần của phòng sạch có thể được lắp đầy các bộ lọc, vì thế yếu tố không gian trở nên “đắt như vàng”.

Lúc này, đèn LED hoặc đèn nổi treo thả trần là một lựa chọn hợp lý. Bộ đèn LED có hình dạng mỏng nhẹ hơn nhiều so với máng đèn nổi thông thường, có thể gắn được ở mọi nơi trong phòng, kể cả không gian trần vốn đã phải chịu một số lượng lớn các bộ lọc. Tuy nhiên, chi phí cho đèn LED âm dạng này không hề rẻ, trong khi cường độ ánh sáng lại kém xa so với máng đèn nổi sử dụng bóng T5 hoặc T8.

>>> Xem thêm:

Nếu chi phí là vấn đề, hoặc phòng sạch yêu cầu cường độ ánh sáng đủ tốt thì hãy tính đến máng đèn dương được thả treo trên trần. Do không được đính trực tiếp vào trần, yếu tố không gian là không đáng kể, tuy nhiên vẻ thẩm mỹ của loại đèn này cũng không tốt so với đèn LED, và nếu độ cao trần không đủ thì không nên tính đến loại này.

Đối với các class thấp hơn thì sẽ có thể có nhiều lựa chọn đèn hơn nữa, kể cả máng đèn dương và đèn âm được lắp thẳng vào trần panel. Tuy nhiên đèn vẫn phải kín với đèn LED và đèn ấm, có máng che bên ngoài với đèn dương để đảm bảo không dính bụi.

2. Bảo dưỡng và thay thế

Lý tưởng nhất là việc thay thế (bóng trong máng đèn hoặc cả đèn với bộ đèn Led) hoặc bảo dưỡng được thực hiện mà không cần phải tháo lắp phức tạp hoặc va cham gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Và như thế, ưu việt nhất vẫn là máng đèn âm hoặc dương, lắp trần hoặc thả treo đều đáp ứng được các yếu tố trên. Thông thường, việc thay thế, bảo dưỡng nếu sử dụng máng đèn chỉ là thay thế bóng, bảo dưỡng, thay thế chấn lưu…vì thế việc tháo hẳn máng đèn ra là không cần thiết, đảm bảo an toàn cho các thiết bị khác.

>>> Xem thêm:

Đèn LED tuy cường độ ánh sáng yếu hơn cũng như chi phí đắt đỏ hơn so với bóng huỳnh quang những độ bền và khả năng tiết kiệm năng lượng lại vượt trội, đây cũng có thể là yếu cân nhắc khi muốn giảm thiểu việc bảo dưỡng.

3. Cấu trúc phòng sạch

Để bảo sau khi hoàn thiện, độ rọi của ánh sáng đèn sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, có thể sẽ cần phải tiến hành mô phỏng ánh sáng trong phòng. Như vậy sẽ có khả năng phát hiện được mọi điểm chết phát sinh với mỗi loại bóng, mỗi loại đèn cùng công suất khác biệt.

Xem thêm:

Nếu ánh sáng quá yếu sẽ không thể dùng được, quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến người dùng cũng như có thể gây hại cho các trang thiết bị cũng như vật dụng trong phòng đồng thời đẩy cao chi phí một cách lãng phí.

4. Kiểm soát ánh sáng

Kiểm soát ánh sáng là 1 lựa chọn để phù hợp với những khách hàng đặc biệt và có khả năng dồi dào về nguồn vốn.

Ánh sáng đèn có thể kiểm soát bằng một hệ thống, có thể tự bật/tắt ánh sáng ngày/đêm bất kỳ lúc nào để phù hợp với các mẫu vật thí nghiệm. Ngoài ra việc kiểm soát sẽ giúp tiết kiệm tối đa lượng ánh sáng cần thiết, tránh trường hợp không có người mà đèn vẫn bật, cũng như đảm bảo cho cường độ ánh sáng sẽ không gây hại cho người sử dụng.

5. Độ rọi

Đạt được độ rọi cần thiết là một yêu cầu quan trọng khi thiết lập hệ thống ánh sáng cho phòng sạch.

Thông thường, độ rọi tối thiểu chỉ cần thiết cho phòng sạch có liên quan đến các vật chất cỡ nhỏ và nhạy cảm như phòng sạch điện tử, phòng lab,…. Trong các phòng sạch kiểu này, ánh sáng cần đủ mạnh và chiếu sáng đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình.

Độ rọi tối thiểu sẽ tùy thuộc vào nhiệm vụ của từng phòng sạch. Ví dụ, các công việc chi tiết nhỏ sẽ yêu cầu tối thiểu 1000lx, trong khi các nhiệm vụ lắp ráp bình thường sẽ chỉ cần 500lx.

6. Chỉ số IP

Chỉ số đánh giá khả năng xâm nhập của các hạt là rất quan trọng trong môi trường có kiểm soát. Chỉ số IP sẽ đánh giá khả năng bảo vệ của đèn trước các hạt này. Chỉ số IP có 2 chữ số, số đầu tiên thể hiện khả năng chống lại các vật thể rắn, số thứ 2 cho thấy khả năng cách ly với độ ẩm.

Có thể hiểu rõ hơn qua bảng dưới đây:

  • Hầu hết các phòng sạch chỉ cần thỏa mãn IP45, nghĩa là đèn được bảo vệ chống lại vật thể rắn có kích thước lớn hơn 1mm và chất lỏng nhẹ. Mức độ bảo vệ độ ẩm này cao hơn bình thường do phòng sạch thường xuyên được làm sạch nên đèn cần có khả năng chống lại các thuốc xịt làm sạch.
  • Một số đặc biệt có thể yêu cầu cao hơn IP65, nghĩa là hoàn toàn không cho phép các hạt, bụi xâm nhập và chống lại chất lỏng. Như mọi khi, chủ đầu tư nên cân nhắc kỹ tùy thuộc vào mục đích và tiêu chuẩn của phòng sạch yêu cầu cho nhiệm vụ.

7. Tia UV

Mặc dù, đèn phòng sạch chỉ là loại đèn chiếu sáng thông thường, nhưng còn đèn UV có thể tùy biến thêm cho những nhiệm vụ đặc biệt.

Tia UV, hay còn gọi là tia cực tím có khả năng diệt khuẩn, nấm mốc rất mạnh, mang lại lợi ích lớn cho ngân sách và cả môi trường (Không cần sử dụng hóa chất, thuốc xịt làm sạch).

>>> Tham khảo: Mua đèn phòng sạch chất lượng ở đâu?

Để lại một bình luận

Main Menu