Chọn bóng đèn học tốt cho mắt

DENLEDNHAT.COM – Việc trẻ em bị cận sớm, hay các lứa tuổi đều gặp các bệnh lý về mắt là do chúng ta đã và đang sống cùng những yếu tố hàng ngày gây suy giảm thị lực.


Trong đó yếu tố ánh sáng cũng ảnh hưởng rất lớn bởi, nếu mắt phải làm việc mệt mỏi với một môi trường thiếu ánh sáng trong một thời gian dài cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thị lực.

Khi bước vào tuổi đến trường, trẻ em phải học tập với nhiều áp lực nên việc lựa chọn một chiếc đèn học tốt cho mắt là điều mà cha mẹ quan tâm nhất.

Với dân văn phòng và học sinh, thì việc dán mắt vào những tập hồ sơ, tài liệu, sách vở…với tần suất và cường độ cao cộng thêm: tư thế ngồi học tập và làm việc không khoa học, môi trường học tập và làm việc thiếu ánh sáng, chữ quá nhỏ…Cũng là nguyên nhân gia tặng các bệnh về mắt. Việc lựa chọn cho bản thân và con trẻ loại đèn tốt cho mắt rất quan trong nhằm bảo vệ thị lực. Vậy cách chọn loại bóng đèn học nào tốt cho mắt? Các bạn cùng tham khảo và chia sẻ nhé!

Chọn bóng đèn học tốt cho mắt

Hiện trên thị trường phổ biến các dòng sản phẩm:

  • Bóng đèn sợi đốt (bóng tròn truyền thống)
  • Bóng đèn huỳnh quang compact (đèn neon, đèn tuýp)
  • Bóng đèn công nghệ LED

Để so sánh và lựa chọn dùng loại đèn nào, bạn cần tìm hiểu các thông số:

  • Công suất bóng đèn
  • Độ rọi ánh sáng
  • Chất lượng sáng có giảm theo thời gian và công nghệ chống chói lóa
  • Tuổi thọ của đèn (tính theo giờ sử dụng)
  • Yếu tố thân thiện với môi trường.

Nhiều người vẫn băn khoăn:

Chọn bóng đèn học có ánh sáng trắng hay ánh sáng vàng thì tốt?

  • Ánh sáng trắng có đèn compact, LED.
  • Ánh sáng vàng có đèn sợi đốt, compact, LED.

Mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng màu sắc chỉ có tác dụng về tâm lý, không ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng.


Về đèn compact (CFL)

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm điện năng vượt trội. Tuổi thọ trung bình 2 năm.
  • Dùng phổ biến nhất và lý tưởng nhất là áp dụng cho ánh sáng cho nhà bếp, phòng tắm – là nơi yêu cầu ánh sáng đa dạng và nhiều ánh sáng nhất.

Nhược điểm:

  • Là tác nhân gây giảm thiểu thị lực và gây cận thị bởi độ sáng và màu giảm theo thời gian.
  • Đèn compact huỳnh quang theo nguyên tắc phóng điện từ hai cực với tần số nhất định nên có độ “rung” và nhấp nháy mà mắt thường khó nhận biết, điều này gây tác hại cho thị lực của trẻ nhỏ, người làm việc liên tục, thường xuyên dưới ánh đèn.
  • Chứa thủy ngân, nên các vấn đề an toàn, xử lý gặp khó khăn.

Về đèn sợi đốt

Ưu điểm:

  • Bóng đèn duy trì liên tục, ánh sáng tự nhiên, không bị ngắt như các loại bóng huỳnh quang do đó bảo vệ mắt khi sử dụng lâu dài. Tuổi thọ khoảng 2 năm
  • Những bóng đèn cho ánh sáng vàng thường tốt cho mắt hơn những bóng đèn cho ánh sáng trắng bởi độ sáng được giữ ổn định.

Nhược điểm:

  • Tỏa nhiệt gây khô, nóng khó chịu cho người dùng thậm chí có khả năng gây bỏng da, khi ngồi học hay làm việc sẽ bị khó chịu đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng. Ngồi dưới đèn ánh sáng vàng sợi đốt lâu, sẽ chóng mệt mỏi, nhức mắt, bị chói lóa bởi ánh sáng không phủ đều trên một mặt phẳng.
  • Tiêu hao điện năng, vì tới 80% điện năng chuyển thành nhiệt.
  • Độ bền thấp, không thích hợp di chuyển các vị trí vì dễ làm đứt dây tóc vonfram.

Về bóng đèn LED

Ưu điểm:

  • Bóng đèn LED có thông số là 90 – 120 lumen/watt, đèn huỳnh quang compact là 40 – 70 lumens / watt và bóng đèn sợi đốt truyền thống chỉ là 10 – 17 lumens/watt; Có thể nói đèn LED tiết kệm điện năng nhất.
  • Quang phổ màu của LED đa dạng và dài theo bảng tính Kevin.
  • Kết hợp được yếu tố chất lượng của đèn sợi đốt và tính tiết kiệm điện năng của đèn huỳnh quang, cộng thêm công nghệ chống chói lóa, tăng tuổi thọ của đèn và thân thiện với môi trường, không có các tác nhân gây hại cho người dùng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.

Về đèn halogen

Ưu điểm:

  • Sáng hơn 10% so với bóng đèn sợt đốt. Hiệu năng lớn hơn đèn sợi đốt.
  • Ánh sáng liên tục, không nhấp nháy, đồ vật được chiếu sáng trông thât màu nhất.

Nhược điểm:

  • Nóng hơn bóng đèn sợi đốt.
  • Không tiết kiệm điện.
  • Không có nhiều bóng đèn thay thế.

Chọn đèn đủ cao để ánh sáng tỏa đều, nên dùng bóng đèn dài, cần đèn đủ cao để ánh sáng tỏa đều

Đối với học sinh, đèn học cần đảm bảo:

  • Cần cao ít nhất 45 cm (đèn nên có độ cao trung bình từ 40 đến 50 cm), máng phải che khuất bóng đèn, để khi làm việc không nhìn thấy bóng bởi nếu nhìn thấy bóng đèn rất dễ gây nhức, mỏi mắt.
  • Máng đèn phải quay được theo các hướng, cần đèn có thể thay đổi được độ cao của đèn. Tốt nhất là nên dùng nguồn sáng dài (bóng dài) vì bóng dài tạo ra quang trường tương đối đồng đều
  • Độ rọi sáng đạt từ 300 đến 500 Lux, thấp hơn sẽ không đủ ánh sáng cho mắt làm việc, cao hơn sẽ gây chói, nhức mắt.

Như vậy, qua các so sánh trên, các bạn nên chọn bóng đèn LED cho các mục đích khác nhau như:

  • Loại đèn LED ánh sáng trắng mát được sử dụng trong việc chiếu sáng phục vụ công việc như văn phòng, trường học, nhà máy, khu sảnh.
  • Loại đèn LED ánh sáng trắng ấm(ánh sáng vàng nắng) áp dụng cho chiếu sáng nghiên cứu và học tập.
  • Loại đèn LED ánh sáng vàng đậm áp dụng cho chiếu sáng trang trí, điểm.

Đèn LED cũng là loại có tuổi thọ tốt và tiết kiệm điện năng, hiệu quả năng lượng và thân thiện môi trường, vì nó không chứa thủy ngân hoặc chì như CFL. Nên nếu khắc phục được vấn đề giá cả, thì đèn LED chính là sự lựa chọn khá ổn cho cả nhà. Những bóng đèn LED Humitsu có công suất 3W-5W-9W/ 4000K – 5000K, hiệu suất phát quang 100lm/W là những bóng đèn cho ánh sáng phù hợp với mắt trẻ nhất.

Lưu ý về tư thế ngồi học và ánh sáng phòng học, phòng làm việc

  • Tư thế ngồi học của trẻ, luôn nhắc trẻ giữ khoảng cách từ mắt đến sách là 30 – 35cm.
  • Không được cúi thấp khi học. Không tránh dùng bàn quá thấp khiến lưng phải cúi xuống quá nhiều.
  • Lưng thẳng, vai thẳng và đẩy nhẹ về sau. Nếu mệt mỏi, hãy gả người về sau một góc 30-45 độ.
  • Nên luân chuyển đổi chỗ ngồi một tháng một lần nhằm tạo cho mắt trẻ linh hoạt trong tầm nhìn.
  • Không được kê bàn học ngược sáng với đèn tuýp treo trong phòng, cho dù có đèn bàn nhưng vẫn gây ra bóng trên bàn học.
  • Nhiều người có thói quen tiết kiệm điện hoặc tắt đèn trong phòng chỉ để lại một ngọn đèn bàn khi trẻ học, đó là một thói quen rất tai hại, rất bị lóa mắt khi nhìn từ sáng ra tối hoặc ngược lại, hơn nữa chỉ có một nguồn sáng duy nhất nên nhìn lâu bị mỏi mắt. Không tắt tất cả các đèn trong phòng vì người học rất bị lóa mắt khi nhìn từ sáng ra tối hoặc ngược lại, hơn nữa chỉ có một nguồn sáng duy nhất nên nhìn lâu bị mỏi mắt. Bạn cần loại bỏ thói quen này nếu có, khi trẻ học ngoài đèn bàn nên bật đủ đèn trong phòng.
  • Để phòng tránh bị tật khúc xạ, các bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất cần bổ sung cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, học hành điều độ và khám mắt định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm. Ngay từ khi trẻ bắt đầu làm quen với việc học, cha mẹ cần kiểm soát tư thế ngồi học của trẻ, luôn nhắc trẻ giữ khoảng cách từ mắt đến sách là 30 – 35cm.
  • Tại trường học, thầy cô cũng nên nhắc nhở trẻ không được cúi thấp khi học và có thể luân chuyển đổi chỗ ngồi một tháng một lần nhằm tạo cho mắt trẻ linh hoạt trong tầm nhìn.
  • Vị trí kê bàn học cũng rất quan trọng, không được kê bàn học ngược sáng với đèn tuýp treo trong phòng, cho dù có đèn bàn nhưng vẫn gây ra bóng trên bàn học.

1 Nhận xét

  1. Chào các mẹ Thực tế, không có loại đèn học để bàn nào có thể bảo vệ thị lực hay chống cận thị một cách tuyệt đối. Cũng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về đèn chống cận. Bạn chớ nên tin lời quảng cáo mà nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn loại đèn phù hợp và tốt cho mắt của con. Hiện tượng bị cận thị là do ngồi học hay đọc sách, làm việc không đúng tư thế và dưới ánh sáng không đủ hay ánh sáng “không tốt” sẽ gây nên hiện tượng cận thị ở trẻ. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tốt gây ảnh hưởng tới tình trạng của mắt. Nguyên nhân có thể xem thêm tại bài viết: TÌM ĐÈN BÀN HỌC CHỐNG CẬN LOẠI TỐT VÀ AN TOÀN CHO BÉ LỚP 1, xem link này http://denlednhat.com/tin-tuc/den-hoc-chong-can-loai-tot-va-an-toan-cho-be-lop-1.html Hiện nay chưa có quy chuẩn cho đèn LED chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng cho từng ngành nghề, ứng dụng lại càng chưa có. Điển hình là sử dụng bóng đèn như thế nào là đúng chuẩn và tốt cho đèn học để bàn. Có thể tham khảo thêm tại bài viết: CÁCH CHỌN ĐÈN HỌC ĐỂ BÀN ĐÚNG TIÊU CHUẨN Xem link này: http://denlednhat.com/tin-tuc/chon-den-hoc-de-ban-dung-tieu-chuan.html Ngoài các vấn đề trên thì một vài yếu tố rất quan trọng nhưng có thể ảnh hưởng tới vóc dáng, sự năng động sáng tạo của người sử dụng đèn để bàn cho người sử dụng đặc biệt là trẻ nhỏ chuẩn bị vào cấp 1 như: - LƯU Ý 1: KÍCH THƯỚC BÀN GHẾ HỌC SINH THEO TIÊU CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ - LƯU Ý 2: KÍCH THƯỚC ĐÈN BÀN HỌC CHUẨN CHO TRẺ - LƯU Ý 3: MÀU SẮC ÁNH SÁNG VÀ ĐỘ SÁNG - LƯU Ý 4: MÀU SẮC CỦA ĐÈN ĐỂ BÀN Mẹ xem link: http://denlednhat.com/tin-tuc/chon-den-hoc-de-ban-cho-tre-vao-lop-1.html

Để lại một bình luận

Main Menu