Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

kỹ năng cho trẻ

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là yếu tố cần thiết cho trẻ, nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách hướng dẫn cho con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Thực chất, để trẻ ngoan và sống nề nếp, chắn chắn không thể đến từ những trận đòn mà điều đó phụ thuộc vào những cử chỉ hàng ngày của ba mẹ dành cho trẻ.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chuyên mục Kỹ năng cho trẻ của DENLEDNHAT.COM tìm hiểu những bí quyết dạy con thành công và hiệu quả ngay dưới đây nhé!

1. Hạn chế dành cho bé những lời khen về sự thông minh

Chúng ta thường mắc phải sai lầm trong việc thường xuyên khen ngợi con mình thông minh vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp con nâng cao sự tự tin, nhưng lại không biết rằng phương pháp này sẽ rất dễ phản tác dụng.

Nhấn mạnh vào những nỗ lực của đứa trẻ sẽ giúp con đưa ra được lựa chọn chính xác mà chúng có thể hoàn toàn kiểm soát, ngược lại, việc khen ngợi trí thông minh sẽ khiến con không biết làm thế nào để đối mặt với những khó khăn.

T.S Carol Dweck từ Đại học Stanford cũng đã chứng minh luận điểm này bằng các nghiên cứu của mình với 2 nhóm trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non, trong đó có kết luận rằng:

Trẻ em thường được khen thưởng sẽ không dám đảm nhận những công việc đầy thử thách, trong khi nhóm trẻ còn lại cảm thấy rất thoải mái khi đương đầu với những thách thức mới để thử sức bản thân.

Hạn chế dành cho bé những lời khen về sự thông minh

Hạn chế dành cho bé những lời khen về sự thông minh

2. Con phải luôn thành thật

Hầu hết các bậc phụ huynh đều tin rằng con của họ sẽ không bao giờ nói dối, và nếu bé nói dối, thì họ sẽ ngay lập tức phát hiện được. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, sự thật là hầu hết trẻ em đều từng nói dối.

Theo giáo sư tâm lý Kang Lee tại Đại học Toronto, Hoa Kỳ:

Nói dối là một cột mốc quan trọng trong phát triển nhận thức của trẻ em, và khi một đứa trẻ đến một độ tuổi nào đó, bé sẽ nói dối. Và những gì cha mẹ cần làm không phải là la hét, hay đánh mắng, như vậy chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì khi bị trừng phạt, đứa trẻ sẽ tự mình rèn luyện những kỹ năng nói dối mới để tránh đòn roi của người thân.

Do đó, trước khi cha mẹ quyết định phạt con mình, trước hết chúng ta hãy nên tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do tại sao đứa trẻ lại nói dối. Sau đó hãy nói với con: “Ngay cả khi con mắc sai lầm, mẹ cũng sẽ không giận miễn là con thành thật nói sự thật cho ba mẹ biết.”

Điều này sẽ khiến con thêm tin tưởng vào người thân của mình và sẽ không còn sợ phải nói ra sự thật nữa.

3. Tự lập là một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng cho bé

Nếu con biết tự giác dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ hay biết lựa chọn thực phẩm và nấu ăn ngon thì chúng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẽ ra phải dành cho việc học tập. Đó là lý do vì sao mà các bậc làm cha mẹ nên chú trọng giảng dạy kỹ năng sống mầm non tự lập cho bé.

Và một yếu tố quan trọng là những đứa trẻ được dạy kỹ năng sống tự lập từ nhỏ cũng sẽ biết yêu thương ba mẹ nhiều hơn. Trong một cuộc khảo sát 250 đứa trẻ về việc làm việc nhà gần đây, có 97% những đứa trẻ được hỏi đều cảm thấy cần phải giúp đỡ cha mẹ việc nhà.

Tự lập là một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng cho bé

Hãy nghe những lý do chúng đưa ra nhé:

– Cha mẹ sẽ không kiệt sức nữa.

– Sau này, con sẽ có nhà riêng, vì thế con cần phải biết cách dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và biết nấu ăn.

– Biết làm việc nhà sẽ giúp chúng con dễ dàng có việc làm hơn sau này.

– Đây là dịp để giúp con có thêm kinh nghiệm, biết cách tổ chức và chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

– Để sau này lớn lên chúng con sẽ không trở thành những kẻ lười biếng.

– Để đỡ đần cho cha mẹ, vì họ đã đi làm cả ngày rồi, không thể mệt mỏi thêm vì những công việc nhà nữa.

Muốn bé trở thành những đứa trẻ hiểu chuyện như vậy, đòi hỏi cha mẹ cũng phải nắm rõ các phương pháp giúp con cái biết được việc gì cần làm và những cách tạo nên tính tự lập cho chúng.

Đầu tiên chúng ta cần tạo nền móng trước, sau đó mới dễ dàng hướng dẫn trẻ vui vẻ “làm việc”. Niềm vui thực sự không chỉ nằm trong việc dạy trẻ cách hoàn thành công việc và còn ở việc đưa ra những lời động viên và khích lệ. Đặc biệt, trước khi bắt tay vào thực hiện, quan trọng là bạn cần quyết định được bạn và trẻ sẽ tiến xa tới đâu.

Vì nếu bạn không quyết định được mục tiêu của mình thì bạn sẽ giống cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên — không thể xác định cho tương lai của mình — khi chú mèo Cheshire hỏi cô bé muốn “đi đâu”. Do đó cũng sẽ phải nhận câu trả lời “vậy thì quan tâm làm gì tới con đường sắp tới nữa chứ.”

Sau đó, các bước tiếp theo là việc hoạch định ra những kế hoạch cụ thể phù hợp với từng độ tuổi phát triển của bé và chúng ta sẽ cùng con rèn luyện từng ngày. Đó có có thể là việc bắt đầu dạy con tự đánh răng, rửa mặt mỗi sáng, dần dần tăng độ khó lên bằng việc giúp mẹ nhặt rau và tự nấu những món ăn đơn giản, tưới cây trong vườn, tự dọn dẹp đồ chơi, cho đến những việc phức tạp như đi chợ mua đồ hay trông nom các em nhỏ hơn.

Có như thế, ngày qua ngày, trong con sẽ hình thành và phát triển bản năng tự lập một cách mạnh mẽ. Từ đó có thể vừa tự chăm sóc bản thân mình, vừa có thể đỡ đần cho mọi người xung quanh một cách hiệu quả và chân thành.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho ba mẹ trong việc dạy dỗ các con của mình, nhất là các bé đang trong độ tuổi mầm non. Ngoài ra, phụ huynh có nhu cầu tham khảo thêm những mẹo hay khác về cách chăm sóc, dạy dỗ trẻ thì có thể truy cập ngay tại đây.

Kỹ năng cho trẻ

Kỹ năng cho trẻ

Để lại một bình luận

Main Menu