Bóng đèn chiếu sáng vườn thanh long thải ngập suối

bóng đèn chong thanh long

BÌNH THUẬN – Bóng đèn giúp thanh long ra trái mùa nghịch bị hư hỏng, nông dân đã vứt thẳng xuống suối làm tắc dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường.

Nếu như trước đây từng biết rằng: sử dụng bóng đèn giúp kích thích trái thanh long sinh trưởng tốt, nhưng việc xử lý bóng đèn hỏng này lại không được các đơn vị cung cấp bóng đèn hỗ trợ cho bà con trồng thanh long.
Bài viết được phóng viên báo vnExpress ghi lại ngày: 21/10/2019. Kính mời bạn đọc đón xem.

Việt Quốc – Thanh Huyền

Theo VTV đưa tin – 15 triệu bóng đèn chong thanh long bị thải ra mỗi năm, con số này tích tụ từ năm này qua năm khác, khiến môi trường sống bị nhiễm độc, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng.

Tỉnh Bình Thuận hiện là địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, cung ứng ra thị trường khoảng 600.000 tấn quả mỗi năm. Để đạt được sản lượng này, người trồng thanh long tại Bình Thuận đã phải canh tác quanh năm. Việc sản xuất thanh long chính vụ chỉ diễn ra từ tháng 3 – 9, còn từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau là thời gian sản xuất thanh long nghịch vụ. Do trong khoảng thời gian này thời tiết và nhiệt độ không phù hợp để giúp cho thanh long ra hoa, nông dân đã kích thích cây ra hoa bằng phương pháp chong đèn.

Đến nay, diện tích thanh long của toàn tỉnh Bình Thuận là hơn 30.000ha. Theo tính toán, mỗi ha thanh long trồng khoảng 1.000 trụ, nông dân cần đến 1.000 bóng đèn. Hai loại bóng đèn được sử dụng để chong thanh long hiện nay là bóng tròn và bóng compact. Như vậy, với diện tích thanh long hiện có, các nhà vườn tỉnh Bình Thuận cần đến 30 triệu bóng đèn chong thanh long trong việc kích thích cây ra hoa nghịch vụ.

Trên thực tế, việc chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng việc cung ứng sản phẩm này ra thị trường quanh năm. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của các bóng đèn này kéo dài khoảng 2 năm. Ước tính, mỗi năm nông dân trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận thải ra môi trường hàng triệu bóng đèn bị hư hỏng.

Trong bóng đèn có chứa các chất hóa học như: lưu huỳnh, thủy ngân. Tuy nhiên, hiện người trồng thanh long rất lúng túng trong việc xử lý bóng đèn với các loại chất thải độc hại này. Hiện nay, rất nhiều nông dân do thiếu ý thức nên đã thải bỏ bóng đèn hỏng ra các dòng suối, kênh rạch và ven đường dân sinh, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống.

Đã đến lúc cơ quan quản lý về môi trường ở tỉnh Bình Thuận vào cuộc ngăn chặn, xử lý tình trạng này. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thu gom vận chuyển rõ ràng là cần thiết. Tuy nhiên, các nhà vườn trồng thanh long cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng phối hợp với những doanh nghiệp sản xuất bóng đèn, công ty môi trường sớm triển khai giải pháp xử lý bóng đèn thải loại hiện nay, bởi nếu tình trạng này kéo dài, hậu quả sẽ rất khó lường và chính người dân là người bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tình trạng: Ô nhiễm môi trường từ tình trạng vứt bỏ bừa bãi đèn chong thanh long

Để tăng gia thanh long trái vụ, người dân ở tỉnh Bình Thuận thường sử dụng bóng đèn để thắp sáng ruộng, sau mỗi vụ, lượng bóng đèn thải ra là rất lớn.

Do không có điểm tiêu hủy cố định, người dân hầu như đổ bỏ bóng đèn này ra sông suối, kênh rạch. Dòng suối ở thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trước kia trong xanh và có nhiều cá, nhưng nay dòng chảy đang bị tắc. Nguyên nhân là do các nhà vườn sau khi sử dụng bóng đèn chong thanh long nghịch vụ đã mang đèn đổ xuống các dòng suối trong khu vực. Đèn compact chìm xuống đáy, đèn bóng tròn lại trôi nổi trên mặt nước. Tích tụ từ năm này qua năm khác, lượng bóng đèn trên sông suối ngày càng dày đặc.

Tại những nơi không có suối, nông dân địa phương đổ bỏ bóng đèn phế thải dọc các đường dân sinh. Không chỉ gây nguy hiểm khi dẫm phải những mảnh vỡ thủy tinh, môi trường sống đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi các chất hóa học như: lưu huỳnh, thủy ngân có trong các loại bóng đèn thấm xuống đất, phát tán ra môi trường.

Bình quân mỗi ha thanh long có 1.000 trụ, cần đến 1.000 bóng đèn. Trong khi đó, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 30.000ha thanh long. Tính ra mỗi năm sẽ có 15 triệu bóng đèn chong thanh long thải ra môi trường từ hoạt động canh tác thanh long tại tỉnh Bình Thuận. Do đó, ngoài ý thức của người dân, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý lâu dài đối với loại chất thải nguy hại này.

Để lại một bình luận

Main Menu