Dạo gần đây nhiều cha mẹ khi mua BỘ ĐÈN BÀN HỌC CHỐNG CẬN HUMITSU cho con có chia sẻ là:
“Bé nhà em mới hơn 3 tuổi. Hôm trước đi khám mắt tại bệnh viện mắt thì được thông báo là bé bị viễn 1 bên và loạn 1 bên, thật tình là em quá bất ngờ, đến bây giờ vẫn không thể tin được là con mình phải đeo kính ở lứa tuồi mầm non. Em ở thành phố Hồ Chí Minh, các chị nào có địa chỉ nào về mắt thì cho em xin được không ạ? Em đang rất hoang mang. Mong các chị nào có kinh nghiệm hay xin chỉ em với”
Thắc mắc của bạn ruby289 được đăng trên trang beyeu dot com và đã được nhiều cha mẹ khác cho lời khuyên. Xin trích lại để mọi người cùng theo dõi.
Bạn có nick: hoa dat chia sẻ: Ruby 289 thân mến mình rất hiểu tâm trạng hoang mang luc này của bạn. Mình cũng trong hoàn cảnh của bạn cách đây 5 năm, tuy nhiên minh ở Hà nội. Mình không biết bệnh viện nào, bác sĩ nào ở SG là tốt nhất cho bệnh này. Nhưng mình cũng muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình với bạn. Khi mình phát hiện ra mắt của con mình có vấn đề về khúc xạ cả 2 mắt đều bị loạn viễn phải deo kính tới 7,5 diop (loạn 2,5 viễn 5,0) mà chỉ đwợc 3/10 thị lực. Việc đầu tiên là bạn phải tìm được đúng bác sĩ chuyên sâu về Mắt nhược thị trẻ em, bác sĩ sẽ chỉnh kính đeo kính đúng, sau đó hỏi bác sĩ xem có phòng điều trị nhwợc thị của bệnh viện để cho cháu theo. Ngày trước mình cho con điều trị ở Hà nội là bệnh viện Mắt trung ương, bác sĩ Ngọc và phòng điều trị nhược thị của bệnh viện. Tuy nhiên, để điều trị thì đòi hỏi một quá trình lâu dài. Con mình sau 2năm thì mắt chỉ còn phải đeo kính 2,0 diop – thị lực 10/10.
Mong bạn bình tĩnh tìm ra giải pháp
- Bạn ruby289 có hỏi tiếp: chào chị, cảm ơn chị vì trả lời cho mình. mình đưa bé đi khám bình thường thôi vì nghĩ bé bị cộm mắt, nhưng ko ngờ là bé bị tật ở mắt. khi đưa bé khám, bác sỹ (hay chuyên viên gì đấy) khám mắt cho bé rồi cho nhỏ thuốc liệt điều tiết để khám chính xác hơn, kết luận bé bị viễn 0.75, loạn 1.25. bác sỹ ko nói gì nhiều, chỉ nói về cắt kính chính xác theo số đo của bác sỹ. ko dặn dò gì thêm. mình rất lo lắng vì quá bất ngờ. hôm nay bé đã đeo kính được gần 1 tuần rồi, nói chung là ko thấy bé phản ứng gì, hình như là bé hợp kính hay sao chứ ko thấy than nhức đầu hay mỏi mắt, cũng ko đòi tháo mắt kính ra (ko biết có phải bé sợ mẹ hay ko nữa …??). nói thêm, mình cũng nhờ tư vấn qua điện thoại, đều được nói rằng nên cho bé đeo kính thường xuyên sẽ tốt cho bé hơn, tập luyện cho bé nhìn xa (nhưng quên ko hỏi nhìn xa có cần đeo kính hay ko?), hạn chế coi ti vi, bổ sung chất bằng thực phẩm (ko nên dùng thuốc)…. chị xem làm như thế có đúng ko giùm mình nhé? chị có thể cho mình vài lời khuyên được ko? cám ơn chị trước nhé.
Bạn có nick name pinkymouse tư vấn: Chị ơi ở lứa tuổi này không nên đeo kính thường xuyên đâu, tập nhìn xa thì lại càng không nên đeo kính (phải tập nhìn bằng mắt thật của mình chứ qua cái kính thì còn tác dụng gì nữa), vì mỗi khi đeo thường xuyên con mắt mình sẽ phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với kính, làm cho độ cận tăng rất nhanh đó. Đặc biệt ở lứa tuổi này bé chủ yếu là ăn ngủ, chơi… nên càng không cần đeo kính đâu. Chưa kể có nhiều trường hợp chỉ là cận thị giả nhưng khi đeo kính vào thì thành cận thật luôn. Sau này khi bé đi học nếu không thấy rõ chữ trên bảng thì mới bắt đâu xem xét mang kính. Ngưng cho bé đeo kính ngay nha chị, tìm BS khác tư vấn đi. Không nên uốg thuốc là đúng nhưng nên bổ sung thực phẩm chức năng như viên omega-3 (dầu cá) ấy.
- Còn bạn có nick mebentin thì hỏi: Con mình cũng bị cận và cả loan nữa, mình vẫn cho bé đeo kính thường xuyên mà sao vẫn tăng độ?.
Cũng được bạn pinkymouse tư vấn: Ở độ tuổi này cơ thể đang phát triển nên độ cận cũng tăng theo là đúng rồi. Việc đeo kính thường xuyên sẽ làm cho mắt quen với kính, càng tăng độ nhanh hơn, chỉ nên đeo lúc nào cần thiết thôi bạn ah (vì dụ như ngồi máy tính, nhìn lên bảng, xem TV). Bạn nên cho cháu uống bổ sung omega-3 và tobicom. Thỉnh thoảng nhỏ nước mắt nhân tạo cho mắt khỏi khô. Bác sĩ chỉ đo mắt thôi còn việc tăng độ hay không là do ý thức giữ gìn của cháu nữa chứ. Đi khám về mà chơi game cả ngày thì BS cũng chịu.
Bạn nên cho cháu chạy bộ vào công viên mỗi sáng nhìn ra cây cối xung quanh vì màu xanh của lá cây rất tốt cho mắt. Bạn có thể nói cháu dành 5 phút mỗi ngày cho bài tập nhìn xa sau: buổi tối cứ nhìn lên bầu trời, nhìn ngôi sao trên trời, mây bay…nói chung là cứ nhìn xa xăm vào bầu trời (nhớ là nhìn buổi tối thôi chứ nhìn ban ngày có mặt trời là hỏng mắt nha). Đứa cháu mình sau khi mổ laser cận thị về nhờ làm cái này thưòng xuyên mà sau 5 năm mắt lúc nào cũng ổn định 12/10 hết, khả năng nhìn xa rất tốt, đi đường có thể nhìn thấy xe cộ từ rất xa. Nguyên tắc là bị cận thì phải luôn tập nhìn xa. Ngoài ra, có thể làm các bài tập thư giãn: nhìn lên xuống, nhìn ngang 2 bên, nhìn xoay tròn, xoa 2 bàn tay lại cho nóng rồi áp lên mắt, cũng rất hiệu quả. Tốt nhất là tập ý thức giữ gìn đôi mắt cho cháu.
- Bạn he_con còn chia sẻ: con nhà mình cũng bị viễn và loạn thị. mình đã đi khám ở mắt sài gòn và FV rồi. theo mình thì FV khám ok hơm (mình thấy khám kỹ hơn, máy móc hiện đại hơn, thời gian tái khám ngắn hơn). nếu các mẹ cho con khám ở FV thì nhớ hẹn bác sỹ Trần Minh Hoàng nhé.
- Bạn dalatflower đã áp dụng cách của bạn pinkymouse và chia sẻ lại: Mình cũng cho các bé tập luyện mắt như pinkymouse nói , tập được 6 tháng rồi , mỗi ngày tập 1 lần khoảng 20′ . Nghe nói ở Viện Mắt TW Hanoi có điều trị tật khúc xạ mắt trẻ em bằng tia laser năng lượng thấp …. không biết thế nào ….. Mình cũng hay cho các bé ăn uống các loại thực phẩm có lợi cho mắt như : bí đỏ , cà rốt , khoai lang , gan , trứng ….. Bạn nào có ý kiến gì hay chỉ giáo giúp với nhé .
- Sau một thời gian bạn hoa dat đã điều trị cho chính con của mình đã chia sẻ lại kinh nghiệm rất hữu ích: Chào các bạn. Lâu lắm minh mới tìm lại đươc topic này để giúp đỡ Ruby. Với kiến thức ít ỏi của mình có được khi điều trị cho con mình, mình muốn chia sẻ thêm với các bạn. Tật khúc xạ ở trẻ em có 2 dạng: Tật khúc xạ bẩm sinh và tật khúc xạ học đường. Tật khúc xạ học đường do thói quen khi đọc sách, học bài … Còn Tật khúc xạ bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã có vấn đề, có rất nhiều dạng: cận thị, loạn thị, viễn thị. Thường trẻ hay mắc tật ở dạng kép như: loạn – viễn, loạn – cận hoặc chỉ cận or Viễn or loạn. Khi trẻ mắc các tật này tùy mức độ năng nhẹ mà khả năng nhìn khi trưởng thành ảnh hưởng ra sao. Tật khúc xạ bẩm sinh chiếm khoảng từ 2 -3% trẻ em . Khi trẻ mắc tật khúc xạ khả năng nhìn của trẻ rất kém, tuy nhiên vẫn nhìn được nên bố mẹ ko quan tâm lắm nên ko biét chỉ đến khi trẻ lớn đến lớp học gặp khó khăn lúc đó mới phát hiện ra thì quá muộn, ko cải thiện được khả năng nhìn hoặc trường hợp nặng sẽ kéo mắt của trẻ thành Lác (hoặc lé), hoặc mù lòa. Do vậy, nếu bố mẹ phát hiện ra con bị tật khúc xạ phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay mà PHAI TÌM BÁC SĨ CHUYÊN KHOA MẮT TRẺ EM, . Việc điều trị càng sớm càng tốt, và đặc biệt hiệu quả với các bé dưới 7 tuổi. Việc đầu tiên là khám để tìm kính đúng với bệnh của trẻ, đặc biệt là phải đeo kính thường xuyên, cả ngày trừ lúc đi ngủ. Và khám mắt cho trẻ thường xuyên. Tật khúc xạ ở 2 mắt thường khác nhau, và thị lực ở 2 mắt cũng ko giống nhau, hay xảy ra là 1 mắt nhìn tốt hơn và mắt kia kém hơn. Ở con trai mình khi phát hiện ra bệnh là lúc gần 4 tuổi, bị Loạn và viễn 7,5 diop mắt trái và 5,5 diop mắt phải. Thị lực MT là 1/10 và MF 3/10.
Khi đó mình cho con vào điều trị ở Phòng điều trị Nhược thị trẻ em ở Viện mắt TW HN. Khi điều trị trẻ sẽ được bịt (che) 1 mắt tốt hơn, cho đến khi nào 2 mắt thị lực bằng nhau thì bịt mắt luân phiên. Con trai mình điều trị ở đó khoảng 1 năm (đến bênh viện hàng ngày, mỗi ngày 4h), thì ra phòng khám tư nhân THU HÀ ngay o cổng viện mắt TW, để điều trị như vây thêm 1 năm nữa.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải vững vàng khi gặp bác sĩ khám cho con, phải kiên quyết nói không khi bác sĩ đề nghị MỔ, điều trị bằng Laze.
Nếu bạn nào giỏi tiếng Anh thì vào google search: Lazy eyes để tìm tài liệu đọc thêm - Bạn có nick emilyluan có hỏi: Chào mẹ Hoa đạt, con trai của mình( năm nay đã hơn 3 tuổi) đầu năm nay cho đi khám mắt ở viện mắt TW thì phát hiện ra cháu bị loạn và cận thị. Một mắt là 2.5 và bên kia là 3.5. Bác sĩ Ngọc cũng khám và đo mắt cho cháu rất kỹ. Con trai mình đeo kính từ tháng 3/2010 và bác sĩ hẹn là 7/2010 khám lại mắt. Cháu rất chịu khó đeo kính trừ khi ngủ, khi đeo kính vào mắt cháu không lim dim, nhìn nghiêng nhìn ngửa nữa. Nhưng sau khi mình đọc một số topic của các mẹ, mình lo lắm, vì có mẹ nói là đeo kính vào mắt của các con vẫn tăng số. Thế là sao nhỉ??? Nhưng bác sĩ thì nói nên đeo thường xuyên sẽ tốt cho bé vì đó là kính thuốc. Mình không biết có nên cho con uống thêm dầu cá omaga bổ sung thêm hàng ngày cho con không? có tác dụng khi uống thuốc không hay là cứ chịu khó đeo kính và chờ đến tháng bác sĩ hẹn thì đi khám lại. Các mẹ có kinh nghiệm gì thì chia sẻ với mình với nhé. Cảm ơn các mẹ rất nhiều
- Đã được bạn hoa dat tư vấn thêm: Chao emily, Em phải theo đúng chỉ thị của bs là đeo kính thường xuyen trừ lúc ngủ. Còn thị lực của bé ntn? nếu đeo kính rồi kiểm tra thị lực 10/10 là ok, còn nếu ko đạt được như vậy em nên đến hỏi lại bác sĩ Ngọc (bs nam) xin đến phòng điều trị nhược thị cho TE của bệnh viện để điều trị cải thiện thị lực, hoặc phòng khám mắt Thu Hà đối diện cổng Viện cũng có phòng điều trị nhược thị, hoặc hỏi BS Ngọc phòng khám của bà Lan (bà Lan là điều dưỡng chuyên điều trị cho trẻ nhược thị của bệnh viện đã về hưu rất giỏi). Con mình đã điều trị ở tất cả những nơi này hơn 2 năm. Kết quả rất tôt. Nếu kiên trì có trẻ điều trị 10 năm đã hoàn toàn bỏ kính.
- Còn bạn có nick name motbupbe thì chia sẻ: Mình rất tiếc vì biết topic này bị trễ, nhưng mình xin chia sẻ 1 ít kinh nghiệm về vấn đề này. Mình có 1 bé gái, bé bị loạn thị bẩm sinh, khi bé còn nhỏ là mình đã phát hiện ra mắt bé có vấn đề nên khi bé được 1 tuổi mình đưa bé vô SG khám tại bệnh viện mắt Xanh pôn, khi đó mà mắt bé đã bị loạn đến 1,5 độ rồi, nhưng bs ko cho bé đeo kính vì bé còn quá nhỏ mà mắt bé thì còn phát triển nên nói mình 3 tháng vô SG khám 1 lần, để bs đo thị lực mắt, đến khi bé được 3 tuổi khi đó thị lực bé MP 4,25 và MT 4,5, với loạn thị thì thị lực vậy là cao nên bé nhà mình đã được bs cho đeo kính, may cho mình là bé rất ngoan, chỉ gỡ kính ra khi đi ngủ thôi, thời gain còn lại là bé đeo kính suốt nên bây giờ đã gần 3 năm đeo kính nhưng thị lực của bé chỉ có tăng thếm 0,25 độ, bs khen mắt bé mình tốt, và khuyên nếu bé vẫn giữ được như vậy thì đến 18 tuổi bé nhà mình sẽ được mổ mắt . Mình cũng đã hỏi bs rất kỹ về mắt loạn thị, thì bs nói loạn thị nguy hiểm hơn cận thị nên nếu đeo kính thường xuyên thì độ tăng sẽ tăng nhẹ và ko có vấn đề gì về mắt, nhưng nếu để độ loạn thị tăng cao thì sẽ dẫn đến mù mắt. Mình cũng rất biết ơn các bs khoa lé của bệnh viện Xanh pôn đã rất nhiệt tình chữa trị cho các bé. Và mình luôn thực hiện đúng lời hẹn của bs, cứ 6 tháng mình lại dẫn bé vô Sg tái khám, nếu các chị có con bị giống bé nhà mình thì cứ yên tâm khi đến bệnh viện mắt Xanh pôn, các bs sẽ chữa trị bệnh mắt cho bé. Đừng lo lắng quá, bé sẽ ko sao đâu.
- Bạn meximuoi chia sẻ thêm: Bé nhà mình phát hiện bị loạn viễn từ năm 6t, 1 mắt 1.5 độ và 1 mắt 3.75. BS chỉ định đeo mắt kính trừ lúc tắm và lúc ngủ. Bé nhà mình hợp tác khá tốt, 6 tháng kiểm tra 1 lần thì độ loạn ko tăng nữa và ộ viễn giảm từ từ. Lần kiểm tra gần đây nhất sau 3 năm phải đeo kính thì độ viễn đã mất, chỉ còn độ loạn thôi. BS nói như thế thì độ loạn sẽ ổn định, 1 năm kiểm tra 1 lần cũng đc.
Và còn nhiều câu hỏi và đóng góp khác liên quan đến vấn đề Viễn thị và Loạn thị ở trẻ, ngay cả trẻ còn rất nhỏ như mới được 1 tháng tuổi.
Có thể nói các bệnh về mắt đặc biệt là cận thị, viễn thị hay loạn thị đang là điều đáng báo động và là nỗi lo lắng của biết bao nhiêu bậc cha mẹ. Bệnh có thể do bẩm sinh hay do quá trình phát triển chưa hoàn thiện hay do quá trình sinh hoạt hàng ngày của các bé mà nên.
Chính vì vậy lời khuyên của các chuyên gia là:
- Đối với bé bị bẩm sinh thì cần đi khám bệnh tới các cơ sở uy tín để khám và làm theo các hướng dẫn của bác sỹ.
- Đối với các bé không phải do bẩm sinh thì lời khuyên cho cha mẹ là khám định kỳ cho con, hướng dẫn cho con cách sử dụng và bảo vệ đôi mắt của mình đúng cách nhất.
Ngoài ra, cần bổ xung thêm các loại vitamin có ích bổ dưỡng cho mắt, hướng dẫn tư thế ngồi của trẻ nhỏ tránh bị lệch, chọn bàn ghế đúng tiêu chuẩn, bảng chống lóa, ít xem ti vi, hạn chế hoặc không cho chơi game quá nhiều hoặc quá lâu…Một trong những nguyên nhân gây ra cận thị là môi trường ánh sáng nơi các em học tập, đọc sách, chơi game không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
ĐÈN BÀN HỌC LED HUMITSU NHẬT BẢN
Hãy sử dụng đèn học Humitsu để giảm các tật về mắt như: Cận thị, mờ mắt, khô giác mạc,…
Giải pháp giúp bảo vệ an toàn đôi mắt của bé là sử dụng Đèn bàn học cho bé tốt và an toàn, chống cận thị là sử dụng bóng đèn LED cao cấp Humitsu Nhật Bản.
Đèn chống cận Nhật Bản Humitsu Không phát thải chất độc hại cho môi trường, không có bức xạ hồng ngoại và tia cực tím(IR/UV), Đèn bàn LED Humitsu Không sử dụng chì, thủy ngân, không phát thải khí độc hại ra môi trường.
Tiêu chuẩn chọn Đèn chống cận Nhật Bản loại tốt và an toàn cho bé lớp 1
- Chọn đèn bàn có độ cao từ 45 – 60 cm đối với bé lớp 1 – 2 theo khuyến cáo của BGĐ & BYT để trẻ phát triển cơ xương toàn diện nhất.
- Đèn chống cận Nhật Bản có kẹp và đế kèm theo, chân đèn bàn chắc chắn, có thể gắn trực tiếp vào bàn học.
- Đèn bàn học có thể di chuyển, xoay quanh để thuận tiện cho bé, có thể điều chỉnh linh hoạt để tập trung ánh sáng, điều chỉnh độ cao cho phù hợp với từng đối tượng.
- Có chao chụp hợp lý sao cho phần mặt phản xạ ánh sáng phía trong chao chụp nên có màu sáng. Không lãng phí ánh sáng hoặc “ánh sáng ô nhiễm” thừa gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
- Chọn bóng đèn LED có nhiệt độ màu Kevin thuộc dải 4000K – 4500K (đây là dải ánh sáng vàng tự nhiên hay còn gọi là vàng nắng) có hiệu suất phát quang từ 100lm/W sẽ tốt nhất cho mắt.
- Chỉ số hoàn màu phải cao đạt từ 80 – 82Ra.
- Không nên chọn đèn có các tính năng tích hợp như: tăng giảm ánh sáng, cảm ứng, loa nghe nhạc, sạc dự phòng…vì mỗi lần tăng giảm ánh sáng sẽ làm mắt phải nháy mắt nhiều để điều tiết nhiều hơn. Ngoài ra đèn tích hợp nhiều tính năng chỉ phù hợp về mặt thời trang và có khả năng tăng nguy cơ cháy nổ hay chập cháy nhiều hơn.
Hãy dùng đèn học chống cận Humitsu cho trẻ
-
1.435.000 VND
1.588.000 VND -
1.559.000 VND