Bạn hiểu gì về thiết bị điện trong gia đình

Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới trọn gói 5KW dành cho các thiết bị điện trong gia đình, sử dụng năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng ngày.

Hằng ngày chúng ta đều sử dụng các thiết bị điện trong nhà, dung để sinh hoạt hay nấu nướng,… Tất cả những đồ điện đó được gọi chung là thiết bị điện gia dụng. Mặc dù chúng ta sử dụng hằng ngày, nhưng không phải ai cũng biết những điều cơ bản về các thông tin cũng như cách sử dụng được ghi trên thiết bị.

Hôm nay DENLEDNHAT.COM chia sẻ với các bạn những điều cần biết về thiết bị điện gia dụng chính ngay trong ngôi nhà của bạn mà lâu nay chúng ta không để ý.

Lưu ý khi bạn lắp đặt thiết bị điện gia dụng.

Trên bất kỳ thiết điện nào nhà sản xuất đều ghi trên đó những thông tin cơ bản về thiết bị. Trừ một số thiết bị đặc biệt ra thì hầu hết những thiết bị gia dụng chúng ta mua về đều có hai thông số cơ bản là nguồn sử dụng (220VAC – nguồn điện nhà chúng ta đang sử dụng) và công suất tiêu thụ của thiết bị (250W – công suất tiêu thụ là 250 Oat).

Ý nghĩa 220VAC có thể hiểu là cứ cắm vào điện nhà của chúng ta là có thể sử dụng, và hầu hết các nhà sản xuất đều sản xuất thiết bị sử dụng nguồn này, vì đó là nguồn điện dân dụng mà Việt Nam sử dụng.

Thông tin kỹ thuật của các loại thiết bị điện gia dụng

250W, đây là thông tin chúng ta cần quan tâm. Có một điều nghịch lý là thiết bị chúng ta sử dụng thường ghi công suất tiêu thụ (W), nhưng thiết bị cấp nguồn như ổ cắm, công tắc điện,.. lại ghi thông số dòng định mức (A), những ký hiệu này thuộc chuyên môn nên các bạn không cần quá để ý. Tôi nói bởi vì chúng ta cần đổi con số 250W trên thiết bị thành (A) để chúng ta so sánh (A) trên thiết bị và (A) trên ổ cắm hay công tắc,.. chúng ta định cắm vào để sử dụng thiết bị này. Nếu (A) trên thiết bị nhỏ hơn trên ổ cám hay công tắc,… thì ok.

Chúng ta quy đổi bằng công thức: P=UxI.

Trong đó, U=220V (nguồn điện nhà của chúng ta), P=250W (hoặc số khác tùy vào thiết bị).

Vây, suy ra I=P/U=250/220=1.13(A).

1.13(A) la dòng đi qua thiết bị.
Thông thường, ổ cắm điện hay công tắc điện nhà của chúng ta có dòng định mức (A) 10A – 20A. Nhìn vào mặt sau của ổ cắm chúng ta có thể thấy.

Thông tin kỹ thuật của ổ cắm điện

1.13(A) < 10A, vậy ta có thể an tâm sử dụng, không lo có sự cố xảy khi sử dụng thiết bị này. Các bạn có thể kiểm tra xem ổ cắm có chịu nổi công suất của thiết bị không. Trường hợp công suất thiết bị quá lớn thì phải dùng cầu giao điện. Hiện nay, thường dùng CB, là một cầu giao điện có bảo vệ quá tải.

Khi lắp đặt thiết bị điện có công suất lớn nên nối đất cho thiết bị. Đặc biệt cần chú ý nhất là máy tắm nước nóng, rất dễ chạm điện. Nếu nguồn điện của bạn có dây nối đất thì hãy nối vào vỏ máy. Nhưng thường là điện nhà chúng ta không có dây nối đất. Như vậy, nên mua máy nước nóng của các nhà sản xuất lớn, sẽ an toàn hơn.

Máy nước nóng là thiết bị có công suất lớn. Chúng ta nên lắp CB để tắt mở nó cho an toàn. Khi lắp đặt hệ thống nước vào cho máy nước nóng, các bạn nên lưu ý lắp thêm van khóa để tiện cho việc lắp đặt cũng như sửa chữa.

Cách tính số ký điện sử dụng trong gia đình

Các con số ghi trên thiết bị điện gia dụng nói lên nhiều điều, nếu biết cách sử dụng chúng ta sẽ có nhiều thông tin.Đồng hồ điện mà Điện Lực lắp cho mỗi nhà là thiết bị đo số điện sử dụng của chúng ta. Số điện là từ chúng ta thường gọi, nhưng trong kỹ thuật đơn vị của nó là KWh. Nhìn lên mặt trước của đồng hồ điện, ngay trên chỗ hiện số điện, bạn sẽ thấy nó. 1 số điện = 1KWH. 1KWh là số điện sử dụng trong một tiếng đồng hồ.

Ví dụ:
Một thiết bị điện gia dụng có công suất tiêu thụ 1000W (1KW) sẽ tiêu thụ 1 ký điện trong một tiếng đồng hồ.
Vậy thiết bị điện có công suất 250W tiêu thụ bao nhiêu số điện trong một tiếng đồng hồ? Nó sẽ tiêu thụ 0.25 số điện trong một tiếng đồng hồ.

Tới đây chắc bạn đã hiểu công suất tiêu thụ ghi trên thiết bị điện gia dụng. Làm giống vậy, bạn có thể tính số ký điện khi nấu một nồi cơm.
Tôi ví dụ nồi cơm công suất 250W, – nấu 30 phút thì cơm chín.
 1h sử dụng 0.25 ký điện
             0.5h sử dụng 0.125 ký điện
Vậy mỗi lần nấu nồi này sử dụng 0.125 ký điện. Mỗi ký điện là 3 nghìn đồng.
Số tiền mỗi lần nấu cơm = 0.125 x 3000 (đồng) = 375 (đồng).

Cách tính như thế là không hoàn toàn chính xác so với thực tế. Vì thường thì nồi cơm chúng ta cắm điện suốt để giữ ấm cơm, nên thực tế số ký điện sẽ lớn hơn.

Hiểu về thiết bị điện gia dụng sẽ giúp ta sử dụng đúng cách hơn và tiết kiệm hơn. Nếu bạn cần các thiết bị thiết bị điện chiếu sáng LED để tiết kiệm điện, an toàn và lâu bền trong nhà, bạn có thể liên hệ với DENLEDNHAT.COM.

Cảm ơn các bạn đã xem tin. Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy chia sẻ với bạn bè của bạn cùng biết nhé.

Trả lời

Main Menu