6 quy tắc chọn đèn học phù hợp cho trẻ
Đèn học là một vật dụng không thể thiếu của mỗi cô, cậu học sinh. Một chiếc đèn phù hợp sẽ không làm cho mắt bé bị chói, lóa, khó chịu khi học bài. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn khác nhau, với các mức giá từ 50.000 đồng đến cả triệu đồng.
Nên chọn đèn học như thế nào cho phù hợp?
Theo tư vấn của chị Hoàng Thu Hà, quản lý cửa hàng đèn (phố Cát Linh, Hà Nội), một chiếc đèn tốt, phục vụ cho việc học tập của trẻ nhỏ nên đảm bảo các tiêu chí:
- Ánh sáng liên tục nhưng không chói lóa, giúp cho mắt trẻ ít phải điều tiết, ổn định trong thời gian học tập dài.
- Có nguồn sáng phân bố đều, ổn định theo thời gian và không thải ra các chất gây độc hại với môi trường.
Dù bạn lựa chọn loại đèn học nào, cũng cần nhớ 6 quy tắc chung dưới đây:
1) Chiều cao của đèn học
Với các loại đèn để trên bàn học của bé, nên chọn loại đèn có độ cao từ 40 – 50cm. Đây là độ cao phù hợp với trẻ nhỏ, giúp ánh sáng tỏa đều khắp bàn học của bé.
2) Công suất đèn học
Công suất đèn quyết định phần lớn trong việc bảo vệ mắt cho trẻ nhỏ. Chọn đèn có công suất không phù hợp, quá yếu hay quá mạnh đều làm mắt bé phải điều tiết nhiều, gây nhức, mỏi mắt. Vì vậy, khi chọn đèn bàn học là loại lắp bóng đèn LED, nên chọn loại có công suất dưới 13W, hoặc chọn bóng đèn công suất dưới 60W nếu là loại bóng đèn sợi đốt.
3) Chọn thân và chụp đèn linh hoạt
Những loại đèn có thân đèn (còn gọi là cần đèn) có thể điều chỉnh linh hoạt, xoay được các phía giúp học sinh có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều không gian học khác nhau. Phần chụp đèn tốt là phần được thiết kế không để ánh sáng hắt quá nhiều, đồng thời cũng không che khuất nhiều ánh sáng gây tối khi sử dụng. Bạn nên yêu cầu người bán bật thử để kiểm tra thực tế phần này.
Ngoài ra, khi mua đèn, cần chọn loại có thiết kế chắc chắn. Học sinh lứa tuổi từ tiểu học đến cấp 3 thường hiếu động, vì vậy, nên chọn những loại đèn có thể gắn chặt vào bàn học, để đảm bảo đèn không bị rơi, vỡ khi bé chạy nhảy, làm rơi xuống đất.
4) Chọn loại ánh sáng để học
Các loại đèn bàn học thường được thiết kế có ánh sáng vàng hoặc ánh sáng trắng. Có nhiều quan điểm khác nhau khi chọn ánh sáng đèn, nhưng thực tế, đèn ánh sáng trắng và ánh sáng vàng đều không gây hại cho mắt. Tuy nhiên, hai loại ánh sáng này lại có tác động không nhỏ đến tâm lý người sử dụng. Nếu muốn tạo cho con cảm giác mát mẻ, tỉnh táo khi ngồi vào bàn học, bạn chọn loại đèn có ánh sáng trắng. Đèn có ánh sáng vàng mang đến sự gần gũi, ấm áp và thân thiện.
5) Chọn đèn phù hợp với sở thích của người dùng
Một chiếc đèn có màu sắc, kiểu dáng phù hợp với mong muốn cũng là một trong những động lực để bé hào hứng hơn trong học tập. Ngoài việc tìm loại đèn đáp ứng các tiêu chuẩn về chiều cao, ánh sáng… bạn cũng nên để ý đến sở thích của từng bé. Hiện nay, có rất nhiều loại đèn được gắn thêm đồng hồ, các nhân vật hoạt hình trong phim, hay có thiết kế theo hình khối… để lựa chọn.
6) Lưu ý khi sử dụng đèn học
Khi bé sử dụng đèn bàn học, dù cung cấp đủ ánh sáng, bạn cũng không nên tắt các loại đèn khác trong phòng. Việc chỉ tập trung nguồn sáng tại một vị trí có thể làm bé bị mỏi mắt khi ngồi học trong thời gian dài, và bị lóa khi nhìn từ sáng ra tối và ngược lại. Nên tạo một không gian ánh sáng đồng nhất để mắt bé không phải điều tiết quá nhiều. Đàn bàn học nên đặt cùng phía với bóng đèn tuýp trong nhà, tránh bị sấp bóng.
Với những quy tắc trên, dù bạn chọn loại đèn bình dân hay đèn “xịn”, đèn sản xuất trong nước hay đèn nhập khẩu đều giúp cung cấp nguồn sáng đầy đủ, hợp lý để bé học tập tốt hơn.
Kiến thức đặc biệt:
Hướng dẫn sử dụng đèn bàn học LED Humitsu đúng cách
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐÈN BÀN HỌC LED HUMITSU, NHẬT BẢN.
-
Sử dụng đèn học có độ cao từ 45 – 60cm, theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục để trẻ phát triển cơ xương bình thường và không bị cong vẹo cột sống.
- Đèn học cho trẻ trong độ tuổi tiểu học cần sử dụng loại đèn bàn có thể linh hoạt, dễ dàng di chuyển khi cần, đèn có thể xoay được 360 độ và có thể gập lên xuống dễ dàng.
- Nên sử dụng ánh sáng VÀNG NẮNG 4000K(theo bảng màu Kevin) trong khi học để mắt được bảo vệ tốt nhất.
Ghi chú: Cách kiểm tra là nhìn dưới ánh sáng của bóng đèn học và nhìn ra ngoài trời vào lúc 10h sáng hoặc 14h chiều sẽ thấy ánh sáng tương đương nhau.
- Phải đảm bảo bóng đèn LED được nằm trong chao đèn và bóng đèn không bị lộ quá so với chao đèn.
- Đặt đèn học theo phương thẳng đứng, chao đèn hướng xuống bàn học. Điều chỉnh độ cao của đèn học phù hợp với tư thế ngồi sao cho mép dưới chao đèn ngang với tầm mắt hoặc chán là tốt nhất.
- Nên sử dụng thêm một nguồn sáng phụ khi học tập.
Lưu ý: khi ngồi học cần bật thêm một bóng đèn phụ, bóng đèn phụ KHÔNG ĐƯỢC sáng hơn so với ánh sáng của bóng đèn học. Bóng đèn phụ nên thắp sáng ở khoảng không gian tối còn lại trong phòng.
Tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác:
Ngọc Vân – HSMA