DenLEDNhat.Com – Trong bài trước DenLEDNhat đã chia sẻ bài viết về thói quen mua sắm của người Việt, mặc dù cùng là người dân Việt nhưng mỗi vùng miền lại có những thói quen về sự chi tiêu và mua sắm khác nhau. Trong bài này DenLEDNhat xin chia sẻ tiếp về thói quen mua sắm của người Nhật Bản, vì DenLEDNhat đang kinh doanh sản phẩm LED Nhật Bản Humitsu tại Việt Nam mà.
Thông thường trước đây mọi người quan sát sẽ thấy và ngay cả bây giờ cũng vậy khi đi mua một cái gì đó là đều phải trả giá, nếu không trả giá thì mọi người nói là “ngốc” là “dại”. Nhưng hành động trả giá nếu lựa chọn kỹ thì có một số sản phẩm dịch vụ khi người dân đi mua thì lại không thể trả giá có thể kể ra như: đi mua thuốc tây, đi xem bói toán,…Và quan sát kỹ thì ngày nay khi mà các trung tâm mua sắm mọc lên, người người đi siêu thị, nhà nhà đi siêu thị thì “cảnh trả giá” không thấy mà thay vào đó là sự chen lấn, xếp hàng đi mua sắm.
Ở Nhật Bản Không có tập quán trả giá
Tại các cửa hàng bán lẻ, tất cả các hàng hóa đều được ghi sẵn giá trên sản phẩm. Có trường hợp những mặt hàng đặc biệt như thịt cá, rau, trái cây… không có ghi sẵn giá trên đó, hoặc bán thấp hơn giá đã ghi, thì nên tìm bảng giá treo riêng ở chỗ gần cạnh đó như bảng thống kê giá các sản phẩm tươi sống.
Thông thường thì thói quen mua sắm của người Nhật Bản thường mua theo đúng giá đã được ghi sẵn, không bao giờ mặc cả giá. Phía cửa hàng cũng không bán gian lận với giá cao hơn. Bởi vì cửa hàng muốn gian lận lấy lời thì khách hàng cũng sẽ biết sau khi so sánh với những cửa hàng khác và hơn nữa sẽ bị mất tin tưởng của khách hàng. Khi khách hàng nghĩ là hàng mình muốn mua là đắt, họ sẽ chuyển sang cửa hàng khác và sẽ so sánh giá và chất lượng, sau khi so sánh giá như thế họ mới mua hàng.
Tập quán buôn bán và thói quen mua sắm của người Nhật Bản như thế này hẳn là kiểu Nhật Bản. Ở Nhật Bản người bán hàng sẽ rất ghét hành động mặc cả giảm giá ở một cửa hàng thông thường.
Không được ăn thử
Tại một nước nào đó, người ta có thói quen là mặc cả giá sau khi ăn thử. Tại Việt Nam thì người ta lại thích ăn thử mà cũng chẳng cần phải mặc cả giá mà thản nhiên bỏ đi hoặc mặc cả giá cho có lệ. Nhưng tại Nhật Bản, không được tùy tiện ăn thử một đồ bày ra trong cửa hàng, có những sản phẩm không được gói sẵn thì cũng không được tùy tiện dùng thử. Trường hợp có thể thử, chắc chắn là nó sẽ được chuẩn bị sao cho mọi người biết đó là đồ ăn thử. Trừ trường hợp như vậy, nếu không thì nó sẽ trở thành một vấn đề rắc rối đối với nhân viên của cửa hàng vì người nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bị khách hàng tùy tiện dùng thử.
Cửa hàng tự phục vụ
Tại Nhật Bản, khi một cửa hàng đến một quy lớn nào đó thì phần lớn sẽ chuyển sang hình thức tự phục vụ. Tại cửa hàng tự phục vụ, thì có chế độ tự lấy hàng muốn mua bỏ vào làn của cửa hàng, cuối cùng thanh toán tiền chung một lần tại quầy thanh toán. Đối với dạng cửa hàng này, có thể tự chọn từ nhiều mặt hàng, và trong các cửa hàng đó cũng có loại cửa hàng mở cửa suốt 24 giờ phục vụ rất là nhiệt tình và tiện lợi.
Ở Nhật Bản, cửa hàng tự phục vụ thường rộng lớn nên ngoài những nơi ở gần máy tính tiền thì không có nhân viên của cửa hàng vì phần lớn mỗi cửa hàng chỉ có khoảng từ 2 đến 3 nhân viên. Khi thấy không có nhân viên của cửa hàng trông coi hàng hóa, lén ăn thử hoặc “lỡ tay” bỏ quên hàng hóa trong giỏ xách thì sẽ có nhân viên chạy đến ngay vì cửa hàng luôn luôn có camera theo dõi đặt xung quanh và thấy được mọi góc ngách của cửa hàng. Dưới đây là một số ý kiến phàn nàn từ trước đến nay mà người nước ngoài thường gặp phải tại Nhật Bản:
- Tự ý bốc hàng hóa và ăn thử.
- Không sử dụng làn của cửa hàng, mà bỏ trực tiếp vào bao mang theo đi mua hàng.
- Không có dự định mua hàng, nhưng lại lục lọi lung tung hoặc sờ bóp hàng hóa, thản nhiên ngay cả khi gây ra hư hỏng cho hàng hóa.
- Cầm hàng hóa lên tay, nhưng sau đó không đặt lại vị trí cũ mà để tùy tiện một nơi khác.
- Khi mua hàng bao giờ cũng mặc cả, trả giá.
Nguồn: tổng hợp bởi trải nghiệm của những con người ở HSMA
1 Nhận xét