Thói quen mua hàng của người Việt

thoi-quen-mua-hang-cua-nguoi-viet

DenLEDNhat.Com – Sau nhiều năm cung cấp các sản phẩm Đèn LED Nhật cho các khách hàng và đặc biệt là sau khi mở kênh online phân phối Đèn LED Humitsu đến với tất cả các khách hàng trên mọi miền tổ quốc, thông qua hệ thống website TMĐT http://japanlighting.comhttp://denlednhat.com. DenLEDNhat.Com đã tổng hợp lại thành một bài viết và xin chia sẻ với mọi người.


Thói quen mua hàng của người Việt Nam

Một cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tạp hóa tại một nơi quen thuộc. 85% người được hỏi nói rằng họ trung thành với một cửa hàng. 60% cho biết đó là cửa hàng gần nhà hoặc gần chỗ làm.

1./ Mua hàng ở mỗi vùng miền khác nhau

Nước Việt Nam với sự trải dài địa lý và sự đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử đã hình thành nên một Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau với những thói quen tiêu dùng rất đặc trưng. Sự khác biệt giữa các địa phương không chỉ thể hiện ở các vấn đề thường ngày như giọng nói, cách suy nghĩ, giao tiếp, ứng xử…mà còn cả ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định mua sắm.

a./ Người Sài Gòn thích từ ấn tượng đầu tiên, Hà Nội cẩn trọng và khắt khe
  • Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là TP.HCM với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định.
  • Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người mua hàng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể. Nó giống với “hiệu ứng cánh bướm” hay “hiệu ứng đám đông” khi người này mua bảo người kia mua theo.
  • Có thể nói: người tiêu dùng TP.HCM gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng Hà Nội là một phân khúc riêng biệt. Hà nội khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng TP.HCM luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Suy ra từ sản phẩm đèn LED chiếu sáng Humitsu thì các khách hàng ở miền nam khi nhìn thấy các sản phẩm LED Humitsu Nhật bản thì đều có cảm nhận thích thú và có ấn tượng mạnh về sản phẩm khi mẫu mã của Humitsu khá khác với các mẫu LED khác trên thị trường. Trong khi đó người miền bắc cầm trên tay sản phẩm LED Nhật cảm giác rất thích thú nhưng vẫn đắn đo xem có nên mua không? và có mua thì bao giờ mua?
b./ Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực
  • Hà nội có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%.
  • Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn. Trong khi đó miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ đặc biệt là “thích” giá trị sản phẩm mang lại xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.
c./ Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng
  • Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc.
2./ Khuyến mãi đa dạng ở TP.HCM, hậu mãi ở Hà Nội
TP.HCM hay Hà Nội đều thích quảng cáo ngoài trời và billboard cũng như các hình thức quảng cáo hiện đại như ti vi LCD… Họ cũng tin vào lời khuyên của bạn bè và những mồi quan hệ cá nhân nhiều hơn quảng cáo. Người tiêu dùng Hà Nội cũng hứng thú hơn với những hoạt động khuyến mãi trong cửa hàng và dịch vụ hậu mãi, Người tiêu dùng TP.HCM thì phức tạp hơn, chỉ một hình thức không thôi thì chưa đủ để họ lưu tâm.
3./ Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt
  • “Với hơn 127 triệu thuê bao di động, Việt Nam đang dần tiếp cận với các hình thức kinh doanh thông qua các thiết bị di động”, bà Hà nói.
  • Bà Lê Thị Hà (Cục TMĐT và Công nghệ thông tin) cho hay 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ được người dân mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (64%). Theo bà Hà, có đến 85% người dân truy cập internet bằng thiết bị di động và 74% người dân sử dụng thiết bị này để tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng.
  • “Trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng hiện nay là vấn đề sản phẩm khi mua trên môi trường điện tử có chất lượng kém hơn so với quảng cáo (73%), giá cả là trở ngại thứ 2 (61%) tiếp đó là trở ngại từ khâu vận chuyển và giao nhận (45%)”, bà Hà nhấn mạnh.
  • “Từ nay đến năm 2020, TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, 127 triệu thuê bao di động, 21,9 triệu số thuê bao 3G, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ứng dụng TMĐT”, bà Hà khẳng định.

4./ Thói quen mua sắm của người Việt đang thay đổi?

Với quan niệm kiêng mua sắm đồ dùng trong tháng 7 âm – tháng 8 dương đặc biệt là với đồ dùng có giá trị thì thường xuyên bị coi là thời điểm rơi doanh số trong năm. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi. Điển hình là sức bán của DenLEDNhat.Com không giảm mà lại còn tăng hơn những tháng đầu năm.

5./ Thói quen mua sắm trên Facebook của người Việt

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát đã từng mua thứ gì đó trên Facebook và trên các website TMĐT

mua sắm onlineMua hàng online

Tổng hợp và chia sẻ trải nghiệm bởi: DenLEDNhat.Com

Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu trên mạng internet

Để lại một bình luận

Main Menu