
DenLEDNhat.Com – Bóng đèn huỳnh quang với nhiều tính năng vượt trội là loại bóng đèn được dùng phổ biến nhất trên thị trường, được nhiều người ưa chuộng vì nó có khả năng tiết kiệm lượng điện tiêu thụ và giảm ô nhiễm. Tuy nhiên ngày nay nó đang được thay thế dần bằng những chiếc đèn LED với độ bền gấp nhiều lần so với đèn huỳnh quang hay compact.
Có một mối nguy hai khi bóng đèn huỳnh quang hay compact bị hư hỏng lại là vấn đề vô cùng nguy hiểm nếu như không làm sạch và xử lý đúng cách. Mỗi bóng đèn huỳnh quang chứa khoảng 5 mi – li – gam thuỷ ngân. Dù rằng, đây chỉ là một lượng nhỏ xíu, nhưng thật sự 5 mi – li – gam thuỷ ngân là đủ để nhiễm bẩn khoảng 22680 lít nước uống, theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA).
1. Nguy hại đến sức khỏe
Khi có một bóng đèn huỳnh quang bị phá vỡ, có nghĩa là 5 mi-li-gam thủy ngân độc hại sẽ phát tán ra ngoài môi trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ(EPA): Tiếp xúc thuỷ ngân ở lượng thấp (dưới 5 mi – li – gam) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại nhiễm sắc thể; các tế bào thần kinh, não, và thận cũng sẽ bị hủy hoại nặng. Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em.
2. Nguy hiểm đối với môi trường
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, mỗi năm đất nước này có hơn 1 tỷ bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện được xả ra ngoài môi trường. Tại một số khu vực, bóng đèn huỳnh quang bị phá vỡ vì thế một lượng đáng kể thủy ngân từ những bóng đèn bị hỏng này phát tán vào không khícho tới bề mặt của các lớp đất, do đó chất thủy ngân độc hại hiện diện ở: những con cá mà chúng ta ăn và nguồn nước mà chúng ta uống.
Các nhà khoa học tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở chính đặt tại Delft, Hà Lan) cho biết: phần lớn các loại trái cây, rau chúng ta ăn hàng ngày hấp thụ những phân bón nông nghiệp có nhiễm thủy ngân. Các loại thức ăn và nước uống dùng cho chăn nuôi cũng có thể bị ô nhiễm thủy ngân và sau đó con người lại ăn thịt động vật bị nhiễm chất thủy ngân.
3. Mỗi nguy hiểm đối với động vật
Thủy ngân phát tán ra nguồn nước và thâm nhập vào cơ thể cá và các động vật khác khi chúng uống nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân. Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học, làm việc tại công ty Lenntec cho thấy: việc tiếp xúc với thủy ngân có liên quan đến khả năng sẩy thai và thay đổi DNA ở động vật, cũng như làm hủy hoại các bộ phận trong cơ thể động vật như: thận, dạ dày và ruột.
4. Biện pháp xử lý khi bóng đèn huỳnh quang vỡ
Nếu một bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, bạn nên mở cửa sổ và rời khỏi phòng trong ít nhất mười lăm phút. Bạn nên tắt lò sưởi và hệ thống điều hòa không khí. Tuyệt đối không sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch các chất lỏng tràn ra từ bóng đèn, bởi làm như vậy có thể phát tán thêm thủy ngân vào trong không khí. Bạn hãy cẩn thận lấy các mảnh thủy tinh vỡ và đặt chúng trong một bình thủy tinh có nắp đậy bằng kim loại hoặc trong một túi nhựa kín. Sử dụng băng dính để lấy mảnh vỡ nhỏ. Đặt các mảnh vỡ này trong lọ, túi, và đóng gói cẩn thận. Liên hệ với chính quyền địa phương để được hướng dẫn cụ thể về cách xử lý làm sạch các vật liệu này.
Xem thêm bài viết:
1 Nhận xét