DENLEDNHAT.COM – Kích thước bàn ghế học sinh tiểu học là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe học đường cũng như kết quả học tập của trẻ. Vì thế, chúng ta nhất định phải trang bị kiến thức về những tiêu chuẩn này.
Đặc biệt đã có Thông tư liên tịch: Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, của BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ – BỘ Y TẾ, Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT.
Kích thước của bộ bàn ghế học sinh ngoài đạt “chuẩn” Bộ giáo dục cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản để đảm bảo sức khỏe cho trẻ tránh những bệnh học đường theo quy định và tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Vậy kích thước bàn ghế như thế nào là đạt chuẩn Bộ Y tế đề ra?
Một bộ bàn ghế học sinh phù hợp là tạo ra cho người ngồi có cảm giác thoải mái, tư thế ngồi ngay ngắn, thuận tiện, vững vàng, tiết kiệm tối đa năng lượng, đảm bảo an toàn cho hệ cơ xương, các cơ quan nội tạng, cơ quan thị giác hoạt động bình thường.
Song song với việc lựa chọn bộ bàn ghế học sinh theo đúng tiêu chuẩn thì bạn cũng nên tham khảo thêm bộ đèn bàn học tiêu chuẩn cho trẻ vào lớp 1 để cơ xương của trẻ được phát triển toàn diện và loại trừ các bệnh về mắt.
>>> Tham khảo bài viết: Chọn đèn học chống cận cho con vào lớp 1
Do đó, đối với bàn ghế học sinh sự phù hợp giữa kích thước bàn, kích thước ghế cùng với kích thước người ngồi là 3 vấn đề chúng ta cần điểm qua và nghiên cứu.
A – Kích thước tiêu chuẩn của ghế học sinh
Trong Thông tư liên tịch Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT có ghi rõ
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Kích thước bàn ghế
- Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:
Cỡ số | Mã số | Chiều cao học sinh (cm) |
I | I/100 – 109 | Từ 100 đến 109 |
II | II/110 – 119 | Từ 110 đến 119 |
III | III/120 – 129 | Từ 120 đến 129 |
IV | IV/130 – 144 | Từ 130 đến 144 |
V | V/145 – 159 | Từ 145 đến 159 |
VI | VI/160 – 175 | Từ 160 đến 175 |
- Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):
Thông số | Cỡ số | |||||
I | II | III | IV | V | VI | |
– Chiều cao ghế (cm) | 26 | 28 | 30 | 34 | 37 | 41 |
– Chiều sâu ghế (cm) | 26 | 27 | 29 | 33 | 36 | 40 |
– Chiều rộng ghế (cm) | 23 | 25 | 27 | 31 | 34 | 36 |
– Chiều cao bàn (cm) | 45 | 48 | 51 | 57 | 63 | 69 |
– Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm) | 19 | 20 | 21 | 23 | 26 | 28 |
– Chiều sâu bàn (cm) | 45 | 45 | 45 | 50 | 50 | 50 |
– Chiều rộng bàn (cm) | ||||||
+ Bàn một chỗ ngồi | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 |
+ Bàn hai chỗ ngồi | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 |
Tải toàn bộ Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo Dục tại đây
1) Chiều cao ghế
Được tính bằng khoảng cách thẳng đứng tính từ mép trên của cạnh trước mặt ghế tới mặt đất (có cộng thêm 2-3 cm chiều cao của đế giày, dép). Chiều cao này được quy định bởi chiều cao từ mặt đất tới khoeo. Phải được thiết kế theo độ tuổi và đảm bảo những yêu cầu sau:
- Không được quá cao so với chiều cao khoeo. Nếu vượt quá kích thước chân của người ngồi sẽ bị treo, 2 bàn chân mất đi điểm tự, làm tăng gánh nặng tĩnh lên mặt dưới đùi và mông khiến cơ thể mỏi mệt.
- Chiều cao ghế quá thấp sẽ khiến các mạch máu đi qua khó khăn, hạn chế tuần hoàn, do giữa khoảng đùi và cẳng chân bị tạo thành 1 góc nhọn, gập gối lâu sẽ dẫn tới tình trạng trên.
2) Chiều rộng ghế
Tuy là vị trí không được chú ý nhiều nhưng cần thiết phải đảm bảo đủ khoảng rộng ngồi thoải mái. Chiều rộng ghế được xác định bằng chiều rộng mông cộng thêm 3-4 cm. Nếu ghế quá hẹp, học sinh ngồi sẽ bị gò bó.
3) Chiều sâu ghế
Được tính từ khoảng cách mông người ngồi tới mép trên cạnh trước của mặt ghế. Có mối tương quan mật thiết giữa chiều sâu ghế ngồi với chiều dài đùi. Nếu chiều sâu của ghế nhỏ quá thì diện tích mặt tựa sẽ bị thu nhỏ lại, sẽ làm tăng gánh nặng cho xương chậu và hai ụ ngồi, tư thế ngồi như thế sẽ không được thoải mái. Nếu chiều sâu ghế quá lớn, cạnh ghế có thể tỳ vào khoeo làm cho lưu thông máu xuống vùng cẳng chân bị hạn chế.
4) Chiều cao tựa lưng
Nên thiết kế nhằm tạo ra sự thoải mái cho tay và cột sống. Tựa lưng thường được thiết kế thấp hơn mỏm xương bả vai và cao hơn mỏm mào chậu.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thì chiều cao bàn ghế học sinh cũng sẽ thay đổi. Vậy chiều cao bàn ghế học sinh theo từng độ tuổinhư thế nào và lựa chọn bàn ghế học sinh theo từng độ tuổi cho bé như thế nào là phù hợp?
B – Kích thước bàn học sinh
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Đèn học chống cận loại tốt và an toàn cho trẻ vào lớp 1
1) Chiều cao bàn
Là khoảng cách thẳng đứng từ mặt sàn lên đến cạnh cạnh sau mặt bàn. Cũng có thể tính bằng khoảng cách từ mép trên bàn đến mặt ngang ghế cộng với chiều cao ghế ngồi. Thiết kế chiều cao theo từng độ tuổi học sinh.
2) Chiều rộng
Chiều rộng bàn cho mỗi chỗ ngồi bằng chiều ngang lớn nhất của cơ thể cộng thêm 5-7cm là đủ. Thiết kế chiều rộng bàn đủ diện tích sử dụng, đảm bảo cho học sinh đủ thoải mái khi viết bài, cẳng tay tỳ lên bàn như một điểm tựa bổ sung và không bị vướng.
3) Chiều sâu bàn
Cần phải đảm bảo cho học sinh đủ để sách vở khi viết đồng thời trong tầm tay với của học sinh. Do vậy chiều sâu bàn được xác định bằng chiều dài từ khớp vai tới cổ tay.
C – Sự phù hợp giữa kích thước bàn và ghế
1) Khoảng cách giữa bàn và ghế
Tính từ mặt bàn xuống mặt phẳng nằm ngang ghế, tỉ số chênh lệch trong khoảng 2cm sẽ không ảnh hưởng tới tư thế của học sinh. Nếu >2cm thì học sinh sẽ phải nâng vai lên khi viết bài, cơ thể bị mất cân bằng, giảm cự ly từ mắt tới sách vở. Nếu kích thước này <2cm, học sinh phải cúi đầu về phía trước. Tư thế học tập bất lợi này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể trẻ em, cụ thể là cơ quan thị giác và hệ cơ xương.
2) Khoảng cách từ bàn tới tựa lưng
Đảm bảo phải lớn hơn bề dày từ trước tới sau của lồng ngực cộng thêm 5cm. Nếu khoảng cách này quá lớn, học sinh sẽ phải ưỡn người về phía sau để tựa, nhưng khi viết bài sẽ bị dồn hết trọng tâm vào phía trước. Nếu cự ly này không đủ lớn, tựa lưng sẽ ép vào lồng ngực, cản trở hô hấp và tuần hoàn, tư thế ngồi không thuận tiện, học sinh sẽ nhanh mệt mỏi, khả năng học tập bị giảm sút.
3) Cự ly ngồi
Là khoảng cách (tính theo chiều ngang) giữa cạnh sau của mặt bàn và cạnh trước của mặt ghế, nên để ở 1 độ sâu vừa đủ để đảm bảo cho học sinh cử động một cách tốt nhất.
Mời bạn tham khảo: Những mẫu đèn bàn chuyên dụng cho học sinh của Nhật Bản có thể điều chỉnh độ cao phù hợp cho trẻ, xoay 360 độ, kẹp vào thành bàn, kèm theo đế để bàn, sử dụng ánh sáng vàng và trắng tự nhiên đem đến sự thoải mái và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, phòng ngừa các bệnh thường gặp học đường đặc biệt là các tật về mắt như: cận thị, viễn thị ở trẻ.
Tiêu chuẩn chọn Đèn học chống cận loại tốt và an toàn cho bé lớp 1
- Độ cao trung bình từ 40 – 60 cm đối với bé lớp 1 – 2.
- Chân đèn bàn chắc chắn, có thể gắn trực tiếp vào bàn học.
- Đèn bàn học có thể di chuyển, xoay quanh để thuận tiện cho bé, có thể điều chỉnh linh hoạt để tập trung ánh sáng, điều chỉnh độ cao cho phù hợp với từng đối tượng.
- Có chao chụp hợp lý sao cho phần mặt phản xạ ánh sáng phía trong chao chụp nên có màu sáng. Không lãng phí ánh sáng hoặc “ánh sáng ô nhiễm” thừa gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
- Chọn bóng đèn LED có quang thông thuộc dải 4000K – 5000K(đây là dải ánh sáng vàng trắng hay còn gọi là vàng nắng hoặc vàng nhạt) có hiệu suất phát quang từ 100lm/W.
- Chỉ số hoàn màu phải cao đạt từ 80 – 82Ra.
- KHÔNG NÊN chọn đèn có các tính năng tích hợp như: tăng giảm ánh sáng, cảm ứng, loa nghe nhạc, sạc dự phòng…vì mỗi lần tăng giảm ánh sáng sẽ làm mắt phải nháy mắt nhiều để điều tiết nhiều hơn. Ngoài ra đèn tích hợp nhiều tính năng chỉ phù hợp về mặt thời trang và có khả năng tăng nguy cơ cháy nổ hay chập cháy nhiều hơn.
Một số mẫu đèn bàn LED chống cận Humitsu tốt nhất cho trẻ
Ngoài ra cũng cần rèn luyện cho trẻ những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự học giúp trẻ nắm bắt và tiếp thu kiến thức, phát triển tốt hơn.
-
1.435.000 VND
1.588.000 VND -
1.559.000 VND
1 Nhận xét