Hướng dẫn chọn & sử dụng đèn LED chiếu sáng trong nhà

lắp ánh sáng bằng đèn led

DENLEDNHAT.COM – LED là viết tắt của Light Emitting Diode, đây là ánh sáng được tạo ra bằng cách sử dụng một chất bán dẫn trong quá trình gọi là phát quangTrong những năm gần đây, đèn LED được coi là bước đột phá mới trong công nghệ chiếu sáng trên thế giới. Với đặc tính linh hoạt, ưu việt, tiết kiệm điện, tuổi thọ cao và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao, nên càng ngày càng có nhiều người tin dùng sử dụng sản phẩm này để chiếu sáng.

Để giúp các DN sản xuất đèn LED trong nước tháo gỡ các rào cản đối với việc tăng cường sản xuất và sử dụng các sản phẩm LED ở Việt Nam, Dự án “Phát triển và Thúc đẩy Công nghệ LED cho Chiếu sáng chung ở Việt Nam”(Dự án LED) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ và giao cho Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Trung tâm PTCNC) thuộc Viện Hàn lâm (KHCNVN – VAST) thực hiện đã đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật nhiều mặt cho các doanh nghiệp.

Hướng dẫn chọn & sử dụng đèn LED chiếu sáng trong nhà

Hướng dẫn chọn & sử dụng đèn LED chiếu sáng trong nhà

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên thị trường Việt Nam có tới 214 nhãn hiệu đèn LED với các cấp chất lượng, giá cả rất khác nhau, rất khó để người tiêu dùng lựa chọn Để giúp người tiêu dùng có những thông tin cơ bản, chuẩn về đèn chiếu sáng LED khi đầu tư và sử dụng, chúng tôi cung cấp cho người đọc một số cách lựa chọn và sử dụng đèn LED hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng đèn LED

  • Tuổi thọ của LED thường khá cao, thường từ 35.000 tới 50.000 giờ (tính đến khi LED còn lại 70% độ sáng (quang thông) ban đầu, lúc này LED vẫn có thể được sử dụng, thời gian đến khi nó hỏng thì còn lâu hơn). Bóng đèn huỳnh quang thông thường có tuổi thọ từ 10.000 tới 15.000 giờ, phụ thuộc vào điều kiện sử dụng (nếu bật tắt nhiều thì tuổi thọ ngắn đi, LED không bị vậy). Đèn dây tóc tuổi thọ khoảng 1000 – 2000 giờ. Đèn LED là loại đèn công nghệ cao nên cho dù bạn dùng 1 năm hay 10 năm thì nó vẫn tỏa ra ánh sáng đều với hiệu suất cao chứ không như đèn bình thường.
  • Đèn LED sáng hơn đèn truyền thống,Tiết kiệm năng lượng: Tất cả các loại đèn kể cả đèn LED khi phát sáng đều tỏa ra nhiệt,theo một nghiên cứu về sự chuyển hóa năng lượng cho thấy có 80-90% năng lượng điện tiêu thụ được đèn LED chuyển hóa thành quang năng, số còn lại chuyển hóa thành nhiệt năng hoặc hóa năng. Còn với các loại đèn thông thường chỉ chuyển hóa được 20-30% điện năng thành quang năng mà thôi. Một chip LED có thể đạt độ sáng tới 90 – 112 Lumen/ 1W (Lumen là đơn vị đo độ sáng). Với bóng sợi đốt thì đạt 10-17 Lumen / W, với bóng đèn huỳnh quang là 40-70 lumen / W. Đèn LED tỏa nhiệt độ đèn thấp hơn đèn truyền thống, điều đó dẫn đến giảm điện năng tiêu thụ của máy điều hòa.
  • Thân thiện môi trường: Một ưu điểm lớn đèn LED được sản xuất từ những nguyên liệu có thể tái chế 100%,không sử dụng hóa chất(do không chứa thủy ngân (Hg) và các dẫn xuất, Chì (Pb) và Cadimum (Cd)), an toàn cho người sử dụng và thân thiện vói môi trường,Giảm đáng kể lượng phát thải CO2.
  • Có lợi cho sức khỏe: đènLED không chứa các tia bức xạ,không có các tia nháy thường xuyên gây hại hại mắt, phù hợp sử dụng khi làm việc, nghiên cứu trong thời gian dài.
  • Thời gian Bật/Tắt nhanh:đèn LED sử dụng các con chip LED và không qua bộ lọc hoặc đốt nóng nên đèn có thể chiếu sáng ngay khi Bật công tắc. Chip LED sẽ sáng tức thì, không có độ trễ như bóng sợi đốt và huỳnh quang. Đèn LED thông thường có thể đạt độ sáng tối đa trong vòng micro giây.
  • Chất lượng, độ bền cao: Đèn LED có khả năng chống sốc, rung động và tác động bên ngoài, chịu được điều kiện thời tiết, gió, mưa khó khăn do được chế tạosản xuất từ các vật liệu bền, chắc và có thể chịu được điều kiện va đập.
  • Thiết kế linh hoạt: Đèn LED có thể được kết hợp trong hình dạng bất kỳ để sản xuất chiếu sáng hiệu quả cao. Được thiết kế hệ thống chiếu sáng đèn LED có thể đạt được hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời.
  • Hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp và quá nóng: Đèn LED là lý tưởng cho các hoạt động theo các cài đặt nhiệt độ ngoài trời lạnh và thấp. Đối với đèn huỳnh quang, nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động và là một thách thức, nhưng chiếu sáng đèn LED cũng hoạt động tốt trong môi trường lạnh, chẳng hạn như đối với các thiết lập mùa đông ngoài trời, phòng tủ đông.
  • Ánh sáng tập trung, hiệu quả hơn: Đèn LED được thiết kế để tập trung ánh sáng của nó và có thể được hướng dẫn đến một địa điểm cụ thể mà không sử dụng một phản xạ bên ngoài, đạt được một hiệu quả ứng dụng cao hơn so với ánh sáng thông thường, có thể cung cấp ánh sáng hiệu quả hơn tới vị trí mong muốn.
  • Điện áp 01 chiều thấp: Một nguồn cung cấp điện hạ thế là đủ để chiếu sáng đèn LED. Đây là những ưu thế của đèn LED.Điều này làm cho nó dễ dàng để sử dụng đèn LED cũng trong cài đặt ngoài trời, bằng cách kết nối một nguồn năng lượng mặt trời năng lượng bên ngoài và là một lợi thế lớn khi nói đến việc sử dụng công nghệ đèn LED ở vùng sâu vùng xa, nông thôn.

Chiếu sáng nội thất và chọn đèn LED

  1. Trước tiên bạn cần lập kế hoạch chiếu sáng cụ thể cho từng khu vực trong nhà, để xác định chủng loại và công suất phù hợp cho từng khu vực.

    • Phòng khách gia đình: thường có 2 kiểu chiếu sáng cơ bản là chiếu sáng chung và chiếu sáng điểm nhấn. Chiếu sáng chung thường sẽ thích hợp với loại đèn ốp trần lắp ở trung tâm trần nhà hoặc các mắt đèn âm trần với khoảng cách đều đặn trên trần nhà.
    • Chiếu sáng điểm ở đây được lắp đặt cho các vật dụng nội thất như: tủ trang trí, tivi, tranh treo tường… Theo các chuyên gia, Ánh sáng xung quanh cho phòng khách được khuyến cáo nên có từ 1.500-3.000 lumen.
    • Phòng bếp/ phòng ăn gia đình: Với khu vực bàn ăn thì kiểu chiếu sáng điểm nhấn với đèn trang trí lại là lựa chọn chính xác nhất. Chiếu sáng xung quanh nhà bếp, theo các chuyên gia nên có từ 5.000-10.000 lumens, với ánh sáng công việc ở tủ bếp yêu cầu khoảng 450 lumens trong mỗi khu vực
    • Phòng ngủ: Đây là không gian của sự nghỉ ngơi, thư giãn chính theo sự nhạy cảm và tinh tế của người dùng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, lựa chọn ánh sáng phòng ngủthì ánh sáng xung quanh trong phòng ngủ chỉ nên có từ 2000 đến 4.000 lumen, với mức tối thiểu là 500 lumens cho đèn bàn/đèn ngủ, và 400 lumens cho đèn chiếu sáng tủ.
    • Phòng tắm: phòng tắm gia đình có 2 vị trí cần đèn chiếu sáng đó là trần nhà tắm và gương nhà tắm. Chiếu sáng phòng tắm cần có từ 4.000-8.000 lumens, với ánh sáng cho gương thì cần tối thiểu 1.700 lumen.
    • Ban công, cầu thang và hành lang: đây lại là những vị trí điểm yếu cho sự an toàn của các thành viên vào ban đêm. lời khuyến là chiếu sáng tổng quan cho ban công, cầu thang nên có lumens từ 1.200-4.000 lumen; Ánh sáng hành lang nên là 1.200-2.500 lumen.
  2. Chọn mua đèn LED phù hợp

    • Bước quan trọng tiếp theo là chọn mua đèn LED chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình.Tiếp đó hãy tìm đến các địa chỉ phân phối đèn LED chiếu sáng uy tín, chất lượng, có giá cả phải chăng để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và mua hàng phù hợp với nhu cầu.
    • Chọn Thương hiệu: Tại Việt Nam, người tiêu dùng hoặc không hiểu rõ về LED, hoặc nhận được thông tin sai lệch từ các cửa hàng bán lẻ. Các sản phẩm đèn LED trôi nổi lan tràn khắp thị thường với chất lượng cũng “nổi trôi”. Những sản phẩm chất lượng kém không đạt được hiệu suất mong muốn, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang về chất lượng thực sự của LED. Chúng tôi xin được đưa một vài tiêu chí cho người tiêu dùng khi chọn LED chiếu sáng:
      • Chọn những thương hiệu uy tín trong ngành chiếu sáng, rõ nguồn gốc, xuất xứ.
      • Có đội ngũ tư vấn thiết kế chuyên nghiệp
      • Chế độ bảo hành bảo dưỡng rõ ràng.
      • Sản phẩm khi thắp sáng sau 4-5 phút vẫn không bị nóng.hoặc giảm quang thông chỉ sau 1000h.
      • Ánh sáng không bị ngả xanh ( ánh sáng ngả xanh chứng tỏ chip LED sử dụng không đạt chất lượng)
        Chọn theo thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sau đây, chúng ta cùng phân tích để chọn được loại đèn LED thích hợp dựa trên các yếu tốt sau:

Loại chip LED, driver (bộ nguồn), bộ tản nhiệt, khả năng hiển thị màu sắc (CRI), Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/W).

  • Chọn loại chip LED của các hãng nổi tiếng

    • Trên thế giới có khoảng hơn 10 nhà sản xuất Chip LED nhưng nổi tiếng: Cree (Mỹ), Philips (Hà Lan), OSRAM (Đức), Sam Sung (Hàn quốc), Citizen (Nhật Bản), Epistar (Đài loan),…. Các loại không chỉ quyết định bộ bền mà còn quyết định cả giá thành của đèn LED, vì vậy mà các công ty Trung Quốc mua về sản xuất chip LED chất lượng thấp, nên giá cũng thấp, vì vậy mà chất lượng cũng giảm theo.
  • Driver (bộ nguồn) không tốt sẽ dẫn đèn ánh sáng không đều

    • Driver là bộ phận biến đổi AC thành DC để cung cấp cho chip LED, vì chip LED sử dụng dòng điện thấp nên cần Driver để chuyên đổi dòng điện. Nếu Driver làm sơ sài, các bạn sẽ thấy đèn LED hơi nhấp nháy, cái này thực ra khó nhìn bằng mắt thường, nhưng bạn có thể quan sát qua camera điện thoại chẳng hạn.Chúng ta có thể sử dụng máy đo, bạn sẽ nhìn thấy sóng xung đầu ra của mạch chuyển đổi như thế nào, cách này thì chuyên nghiệp hơn.
    • Các bộ Driver không có xuất xứ rõ ràng thường có thiết kế sơ xài và sử dụng ít linh kiên hơn. Do vậy mà hiệu suất không cao, đồng thời dòng ra bị không đều. Họ có thể không sử dụng linh kiện bảo vệ để ngắt mạch khi quá áp hoặc sự cố, dẫn đến Driver rất dễ cháy nổ.
    • Lưu ý là Driver cũng toả nhiệt và cũng phải tản nhiệt cho nó, nếu tản nhiệt không tốt và không có bộ bảo vệ thì khả năng cháy nổ là cao. Đó cũng là một trong số các rủi ro khi sử dụng hàng giá thấp. Cũng cần hiểu cho nhà sản xuất là với giá bán ra thấp nhà sản xuất sẽ không đủ chi phí, họ sẽ phải tìm cách bớt linh kiện để kiếm lời.
  • Bộ tản nhiệt giúp giảm nhiệt và tăng tuổi thọ của đèn LED

    • Dù cho chip LED tiêu thụ ít điện năng hơn, không đốt nóng như sợi đốt nhưng chip LED cũng sử dụng nguồn điện nên ít nhiều cũng phát ra nhiệt. Chip LED cũng cần bộ nguồn (driver) nên cũng phát nhiệt. Vì vậy, bộ tản nhiệt tốt cũng làm tăng tuổi thọ của đèn.
    • Khi bạn xem đèn LED, hãy xem cánh tản nhiệt của đèn có dày không, nếu cánh tản nhiệt mỏng sẽ có bề mặt tản nhiệt lớn với trọng lượng nhỏ, tuy nhiên cánh tản nhiệt cũng như kênh dẫn nhiệt từ chip LED ra ngoài, do đó nếu kênh hẹp thì nhiệt sẽ không bị kéo ra ngoài kịp, dẫn đến chip sẽ bị quá nhiệt.
  • Khả năng hiển thị màu sắc tốt (CRI – Chỉ số hoàn màu)

    • Chỉ số này cho biết ánh sáng của đèn có thể hiển thị màu sắc chính xác hay không. Chỉ số này đo mức độ trung thực của màu sắc của một bảng màu chuẩn gồm 18 màu dưới nguồn sáng đang được đánh giá và so sánh nó với màu sắc dưới nguồn sáng chuẩn.
    • Sự khác biệt đó được tính theo % và do đó bạn sẽ thấy giả sử CRI = 80 nghĩa là nguồn sáng đó cho ra màu sắc tương đương 80% của nguồn sáng chuẩn. Tiêu chuẩn Châu Âu quy định nguồn sáng tốt có CRI từ 80 trở lên. CRI trở thành một căn cứ quan trọng đánh giá chất lượng của nguồn sáng nhân tạo bằng cách so sánh nó với nguồn sáng tự nhiên (mặt trời).
    • Với đèn LED người ta đang nghiên cứu một tiêu chuẩn khác để đánh giá chất lượng ánh sáng tốt hơn. Nhưng hiện nay CRI vẫn là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng đèn LED. Thực tế là để đạt được CRI cao hơn người ta phải hi sinh nhiều thứ: Chip LED phải là loại đắt tiền hơn, đồng thời hiệu suất phát quang cũng bị giảm đi khi CRI tăng lên.
  • Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/W)

    • Thông số này cho biết độ sáng của đèn, nhiều nhà sản xuất sẽ mập mờ thông số này hoặc không ghi rõ. Một số thường phân biệt đèn bằng công suất tính theo Watt, điều này không chính xác với đèn LED, không nhất thiết đèn LED công suất 20W sẽ sáng hơn 18W do hiệu suất phát quang của đèn LED khác nhau và phụ thuộc vào chip LED.
    • Bạn lấy số Lumen (Lm) chia cho số Watt (w) sẽ ra hiệu suất phát quang Lumen/W. Chỉ số này càng lớn nghĩa là đèn có hiệu suất phát quang cao hơn. – Tuy nhiên đối với đèn LED, chỉ số này lại cũng không nói lên được bức tranh tổng thể. Lý do là đèn LED là nguồn sáng có hướng, nghĩa là ánh sáng của nó chỉ tập trung vào một hướng, vậy điều quan trọng không phải là nó phát ra bao nhiêu Lumen mà là số Lumen đó có được sử dụng hợp lý hay không. Lúc đó thiết kế của đèn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn.
    • Ví dụ, nếu bóng đèn truyền thống, toàn bộ lượng ánh sáng sẽ phát ra theo mọi hướng 360 độ theo mọi hướng, điều này thực sự là một sự lãng phí, vì bạn sẽ không muốn ánh sáng từ đèn chiếu thẳng vào mắt bạn, cũng không muốn nó chiếu lên trần nhà nơi không cần đến ánh sáng, bạn cần nó chiếu xuống bàn làm việc của bạn. Do đó người ta mới sử dụng chụp đèn. Chụp đèn là tốt, vì nó chặn ánh sáng từ đèn khỏi chiếu thẳng vào mắt bạn, giúp bạn không bị loá mắt. Nhưng xét về hiệu quả, bạn có thấy ánh sáng đèn chiếu vào chụp đèn bị lãng phí không.
    • Do đó đèn LED sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. – Thông thường chip LED càng đắt tiền nó sẽ có hiệu suất phát quang cao hơn. Tuy nhiên cũng cần phải nói, nếu giảm chỉ số CRI thì cũng sẽ có hiệu suất phát quang cao hơn.
  • Theo các chuyên gia Lighting cho bạn:

    • “Hãy lựa chọn đèn có chỉ số CRI > 80 cho chiếu sáng trong nhà. Đừng quá quan tâm tới Lumen, lý do là để đạt được CRI>80 thì bắt buộc phải sử dụng chip đắt tiền, loại rẻ tiền không thể đạt được CRI>80. Lúc này màu sáng của ánh sáng sẽ trung thực hơn, ít gây hại cho măt hơn vì mắt không phải điều tiết nhiều”.
  • Sử dụng bóng đèn LED thế nào là đúng?

    • Đối với bất kỳ sản phẩm nào, việc thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Chống chỉ định vừa làm giảm tuổi thọ sản phẩm, vừa làm bạn mất quyền được bảo hành từ nhà sản xuất.
    • Dưới đây là một vài lưu ý chung khi bạn sử dụng sản phẩm chiếu sáng LED :

      • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
      • Sử dụng đèn nơi kín gió có thể làm giảm tuổi thọ đèn.
      • Kiểm tra điện thế trước khi sử dụng
      • Không đặt đèn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao
      • Không sử dụng đèn ở điều kiện không khí ẩm hoặc những nơi ẩm ướt
      • Để an toàn, đảm bảo đèn được lắp đặt chắc chắn
      • Đảm bảo ngắt nguồn khi thay thế hoặc lắp đặt
      • Dùng vải sạch, khô hoặc bình xịt khí khi vệ sinh đèn
      • Không dùng hóa chất vệ sinh đèn
      • Không đặt đèn gần những chất dễ gây cháy nổ
      • Không tháo rời đèn.
  • Giữ độ bền, tuổi thọ đèn LED

Với ưu điểm tiết kiệm điện, tuổi thọ trung bình cao (khoảng 5 năm sử dụng), duy trì độ sáng trong suốt quá trình sử dụng…, bóng đèn LED ngày càng được nhiều hộ gia đình, trường học, nhà xưởng lựa chọn để thay thế bóng đèn dây tóc. Tuy nhiên, để sử dụng đèn LED bền lâu, tránh những sự cố xảy ra, ngoài việc mua đèn LED chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

    • Lắp đặt đèn LED đúng cách: Khi lắp đặt các thiết bị đèn LED cần phải nhẹ tay và thực hiện đúng quy chuẩn. Vì linh kiện điện tử khi sử dụng đòi hỏi tính chính xác cao, nên nếu như bị chấn động sẽ ảnh hưởng đến các mối nối, khi tiếp xúc với nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối này hoặc xảy ra những hiện tượng như ánh sáng của đèn không đều, đèn chớp nháy liên tục dẫn đến đau mắt, và làm cho đèn nhanh hỏng. Bên cạnh đó, nguồn điện cho đèn LED không được chập chờn, nguồn điện phải ổn định để kéo dài tuổi thọ của bóng đèn. Đặc biệt là với các sản phẩm đèn chiếu sáng như đèn Downlight LED âm trần hay đèn tường LED, nếu nguồn điện không ổn định chúng rất dễ bị cháy nổ.
    • Thường xuyên vệ sinh đèn LED: Qua thời gian sử dụng, bóng đèn LED rất dễ bị gỉ, nhất là hai đầu tắc te. Chính vì vậy, bạn phải thường xuyên lau chùi bóng đèn và máng đèn. Khi lau chùi nên sử dụng khăn lau qua và tránh các hoá chất như cồn hay các nước tẩy rửa vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của đèn sau này. Trong trường hợp nếu tắc te của bóng đèn LED đã bị đen hoặc bị gỉ thì cần phải thay ngay. Bạn cũng cần lau hai đầu tiếp xúc điện bằng khăn khô để tránh bụi bám vào đó sau nhiều ngày sử dụng.
    • Không nên lắp đèn LED ở nơi ẩm ướt: Trong quá trình sử dụng, lắp đặt đèn LED, bạn nên tránh để các thiết bị đèn LED cũng như bất kỳ sản phẩm đèn chiếu sáng nào ở những khu vực ẩm ướt vì như vậy sẽ rất dễ ảnh hưởng tới dòng điện khi đèn hoạt động. Nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi sửa chữa hay thay thế thiết bị sẽ có nguy cơ bị điện giật, chập cháy.
    • Những điều cần tránh khi lắp đặt, sử dụng đèn LED cho gia đình
      Sử dụng đèn LED chiếu sáng gia đình không phải việc đơn giản, rất dễ dẫn đến việc lãng phí điện năng vì dùng quá nhiều đèn hoặc không đủ ánh sáng để làm việc. Dưới đây là những sai lầm thường thấy khi sử dụng đèn LED cho gia đình.

      • Chỉ lắp đặt một loại đèn với một kiểu chiếu sáng
        Lắp đặt một loại đèn LED với một kiểu chiếu sáng là sai lầm phổ biến nhất mà các hộ gia đình thường gặp phải. Mà nhấn mạnh tới 3 kiểu chiếu sáng cần thiết cho mỗi không gian. Đó là: chiếu sáng chung, chiếu sáng chức năng và chiếu sáng trang trí. Tuy nhiên thực tế, nhiều gia đình chỉ áp dụng một trong ba loại trên. Việc này khiến cho căn phòng trở nên mất cân đối và có thể thường xuyên gây ra những bất tiện. Ánh sáng chung không thể giúp ích cho bạn đọc sách hay nấu nướng tại bếp. Nó cũng không giúp ích cho việc chiếu sáng trang trí hay làm nổi bật thiết kế nội thất gia đình.
      • Để có ánh sáng hoàn hảo, hãy sử dụng nhiều loại đèn. Chúng sẽ cung cấp nhiều mức ánh sáng với mục đích và chức năng khác nhau giúp không gian nhà bạn trở nên hoàn hảo hơn. Hãy tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây:
      • Chỉ sử dụng đèn chiếu sáng trần:
        Khi lập kế hoạch chiếu sáng cho không gian gia đình, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh việc tính toán số lượng đèn cho phù hợp với diện tích căn nhà. Quá nhiều đèn hoặc quá ít đèn đều không phù hợp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bố trí nhiều đèn trên trần nhà là sẽ giải quyết được tất cả vấn đề về ánh sáng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là với những căn nhà có trần nhà cao, đèn LED lắp đặt trên trần nhà sẽ không hoạt động tốt vì đường đi của ánh sáng không đủ tiêu cự chiếu sáng đến vùng hoạt động của con người. Điều này có thể vô tình biến căn phòng của bạn trở nên tù mù, u ám.
        Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư thiết kế khuyên người dùng hãy áp dụng quy tắc thứ 3 trong bố trí đèn. Chia không gian thành 3 phần lần lượt như sau: Đèn trần nhà – đèn chiếu cho các bức tranh nghệ thuật treo tường; Đèn cho sàn nhà và đồ nội thất. Thông thường các loại đèn LED được sử dụng trong quy tắc này là: đèn âm trần downlight cho trần nhà; đèn tuýp cho tường; đèn rọi thanh ray cho tranh treo tường và đèn dây cho góc nhà, gầm sofa…
      • Lắp sai với thiết kế, chức năng chiếu sáng
        • Ánh sáng công việc là vô cùng quan trọng vì nó hướng sáng tập trung và cụ thể cho một số khu vực nhất định giúp chúng ta làm việc thuận lợi hơn. Đặc biệt với nhà bếp, nơi diễn ra công việc nấu nướng cần di chuyển nhiều. Nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí lắp đặt đèn nên chỉ sử dụng ánh sáng chung cho nhà bếp, đây là sai lầm nghiêm trọng vì ánh sáng không đầy đủ có thể gây ra những sự cố đáng tiếc trong quá trình nấu nướng.
          Theo các chuyên gia thiết kế, tại phòng bếp ánh sáng chức năng cần được chú trọng cho khu vực bàn sơ chế thực phẩm và bếp nấu, bồn rửa. Mắt LED âm trần loại nhỏ được lắp đặt phía dưới tủ bếp là lựa chọn hoàn hảo cho các vị trí này. Ngoài ra các bạn cũng có thể dùng đèn tuýp để lắp đặt cho kiểu tủ bếp chữ I, chữ L.
        • Không sử dụng dimmer hoặc dùng dimmer không đúng. Nhiều chủ nhà không thấy được sự cần thiết của dimmer làm mờ, kết quả là bóng đèn tiêu tốn quá nhiều điện năng và tỏa nhiều nhiệt vô ích. Trong khi việc dùng dimmer điều chỉnh độ sáng sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm điện năng và làm tăng tuổi thọ cho bóng đèn. Ngoài ra, hiện nay nhiều loại đèn LED thông minh sử dụng công nghệ tự làm mờ kết nối với điện thoại thông minh để người dùng điều khiển.
        • Lựa chọn đèn chiếu sáng không phù hợp. Sự tùy tiện chọn loại đèn để lắp đặt có thể dễ dàng phá hủy diện mạo của cả căn nhà, đó là: Chọn sai kích thước đèn so với vị trí chiếu sáng, ví dụ: một đèn tấm panel loại lớn không bao giờ là phù hợp với một phòng khách nhỏ của nhà chung cư; Chọn đèn theo sở thích, nhiều người quan sát các bóng đèn chiếu sáng tại các showroom trưng bày sản phẩm và nghĩ rằng nó cũng thích hợp với gia đình mình, thực tế thì không phải vậy. Mỗi không gian với đặc điểm riêng về diện tích, màu sắc tường nhà, nội thất, phong cách thiết kế sẽ cần những kiểu đèn chiếu sáng khác nhau.
        • Mua bóng đèn LED không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Do nhu cầu lợi nhuận nên hiện nay trên thị trường đèn điện ở Việt Nam tràn lan rất nhiều loại đèn LED không rõ nguồn gốc, chất lượng kém gây nguy hiểm cho người dùng. Sự đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, chất lượng và giá cả, thậm chí là hàng thật giả lẫn lộn khiến cho người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Thông thường những chiếc đèn LED kém chất lượng sẽ có tia sáng gây đau mắt, mỏi mắt, dòng sáng không ổn định. Cấu tạo đèn LED kém chất lượng sơ sài nên rất dễ gây chập điện dẫn đến cháy nổ.
        • Dùng đèn LED kém chất lượng hay không rõ nguồn gốc có thể bị cháy nổ cao và không được bảo hành.
        • Quá trình sử dụng đèn LED không đúng cách. Đây là thói quen phổ biển mà nhiều người mắc phải mà không nhận ra. Việc tắt/bật liên tục vừa gây ra tiêu tốn điện năng, vừa làm cho bóng đèn nhanh chóng bị hư hỏng. Một số bóng đèn cũ, do chiếu sáng liên tục cùng với việc bật, tắt liên tục chính là yếu tố dẫn đến việc cháy bóng đèn.
        • Ngoài ra, lắp đạt đèn LED ở sát trần, sát vách, ở nơi ẩm ướt hay nơi trực tiếp chịu ánh sáng mặt trời là nguyên nhân dễ khiến bóng đèn bị hư hỏng, chập điện và cháy nổ. Khi lắp đặt đèn như vậy, đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể sinh ra do sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Bởi thế giải pháp hoàn hảo là lắp đặt đèn ốp trần trong nhà tắm, sẽ hợp lý và hạn chế nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.
        • Sử dụng nguồn điện cho đèn LED không phù hợp. Nguồn điện không phù hợp với loại bóng đèn LED rất dễ bị chập điện, giảm tuổi thọ của đèn và nổ. Bên canh đó, bóng đèn thường xuyên tiếp nhận lượng điện năng không ổn định, chập chờn sẽ khiến đèn hoạt động không tốt, dễ cháy đèn. Ví dụ: Nguồn điện cung cấp để đèn led chạy ổn định thông thường từ 180V tới 220V. Nhưng nếu nhà bạn dùng nguồn điện dưới mức điện năng đó, khiến đèn chiếu sáng chập chờn không đủ điện, sẽ dẫn đến dễ hu hỏng đèn. Hoặc sử dụng nguồn điện cao vượt quá 220V thì bóng đèn LED nóng lên do điện quá tải cũng là nguyên nhân khiến bóng đèn LED dễ cháy nổ.
        • Môi trường sử dụng đèn LED không đảm bảo. Môi trường quá nóng hay quá ẩm hay quá lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bóng đèn LED. Ngoài ra, bóng đèn bị nước mưa, hay gió cũng có thể làm đèn nhanh hỏng. Vì vậy, khi lựa chọn để mua đèn, chúng ta cần chú ý để lựa chọn những loại bóng đèn được thiết kế với các đặc tính kỹ thuật sao cho phù hợp với từng mục đích và không gian lắp đặt.

Để lại một bình luận

Main Menu