Hơn 500 dự án ngoại, đầu tư nông nghiệp sạch đang là “mốt”

trong-rau-trong-nha-kinh-bang-cong-nghe-cao

Đèn LED Nhật – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào lĩnh vực nông nghiệp đang ngày càng tăng lên, trong đó đáng chú ý là có không ít nhà đầu tư thực phẩm sạch cũng đang dòm ngó thị trường.

Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đầu năm 2016 đã có nhiều đoàn doanh nghiệp nước này tìm hiểu đầu tư vào thị trường nông nghiệp của Việt Nam, nhưng mới chỉ có một số ít đơn vị đầu tư vào lĩnh vực này với tỉ trọng vốn thấp.

Related image

Hạn chế nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất còn nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu. Khó khăn để có quỹ đất và những thủ tục mất thời gian cũng là trở ngại khi đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, xu hướng đầu tư vào các ngành nông nghiệp sạch, thực phẩm chế biến sạch đang được các nhà đầu tư quan tâm. Dẫn chứng là mới đây, nhiều doanh nghiệp FDI đã vào thị trường Việt Nam và thăm dò, hoặc thậm chí là rót vốn, liên kết hợp tác với DN trong nước để đầu tư vào lĩnh vực này.

Điển hình như thương vụ hợp tác giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam, mới đây đã có bước đi mới khi hai DN hàng đầu này chính thức khai trương Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh tại Hà Nội.

Hoặc mới đây một đoàn gồm 13 doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội sản xuất, xuất khẩu thịt lợn sạch sang Canada, khi mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 lên tới 230%, đã đặt ra nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Ông David Lennarz – Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Hoa Kỳ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ – USFDA) cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch.

Sự chuyển hóa sang thị trường Việt Nam

Hoạt động đầu tư này bắt nguồn từ việc nhiều DN Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc – nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh – sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam.

Thực tế, Registrar Corp đã rót vốn đầu tư vào Việt Nam và hợp tác với 400 doanh nghiệp nội trong lĩnh vực này. Phần lớn, các sản phẩm thực phẩm sạch chất lượng cao được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm tại Việt Nam.

Nếu thương vụ đầu tư này thành công, thì sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong ba tháng đầu năm cả nước có 530 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp với vốn đầu tư đạt 3,7 tỉ USD, chiếm 2,9% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn FDI của cả nước.

Tuy vậy, quy mô vốn trung bình của dự án trong ngành nông nghiệp chỉ khoảng 7 triệu USD/dự án. Không những ít, phân bổ vốn FDI trong nông nghiệp cũng không đồng đều. Các dự án chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư cho các ngành chế biến nông sản, thủy sản rất ít.

Trả lời

Main Menu