Đây là một trong ý kiến khá hay trong buổi hội thảo khoa học với tình hình môi trường đang báo động như hiện nay. Việc sử dụng giấy độ trắng thấp là giải pháp bảo vệ sức khỏe người sản xuất và môi trường.
Hội thảo: Sử dụng giấy độ trắng thấp để bảo vệ sức khỏe và môi trường
Sáng ngày 21 – 8 báo Khoa Học và Đời Sống đã đề cập đến vấn đề này cùng với sự tham dự của Công ty giấy Xenluylo tổ chức. Theo TS Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Nguyên Phó GD ( NXB GD Việt Nam ) kết quả nghiên cứu: trên 102 em chia thành 2 nhóm: Tiểu học và trung học thì cho thấy sự thay đổi kích thước đồng tử khi đọc trên 2 trang giấy có độ trắng cao ( 82 – 84% ) và giấy có độ sáng thấp hơn 73 – 75% ở tầm nhìn xa và gần.
Quan niệm cũ
Hiện nay quan niệm dùng giấy càng trắng càng tốt theo nhiều người nhận định trên giấy trắng khi viết chữ màu xanh, đen, đỏ nhìn khá rõ dễ dàng nhưng khi đọc từ 2 trang trở nên thì mắt bạn sẽ bị lóa ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến mắt, gây ra chứng mỏi mắt, và bị cận không phải với giấy mờ là bị cận chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân như thế nào ảnh hưởng để bảo vệ mắt tốt nhất, giấy in đạt chuẩn sáng từ 70 – 75% sẽ bảo vệ mắt tốt nhất với ánh sáng vừa đủ.
Bà. Phạm Thu Giang – Phó vụ trưởng vụ KH & CN Bộ Công Thương cho biết với xu hướng các nước ngày càng phát triển thường đã nhắm đến nhu cầu sử dụng bảo vệ sức khỏe nên chỉ cần giấy đạt 74, 75% là họ có thể yên tâm bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng nhất là cho lứa tuổi học sinh và đại học. Trong khi đó Việt Nam phá vỡ nguyên tắc ISO quốc tế điều này đáng báo động và độ sáng ISO VN trên giấy: 80 – 84% vượt quá quy định từ 5 – 10% cho phép. Mà không biết rằng ảnh hưởng đến mắt khi sử dụng với thời gian dài
Giấy độ trắng thấp trên thị trường còn được gọi là giấy chống lóa. Giấy có màu trắng tự nhiên, tức ngả vàng. Loại giấy này đã được áp dụng cho các loại sách vở, giấy in, photocopy…
Nguồn: Khoa Học và Đời Sống