Đèn học chống cận là đèn như thế nào?

Đèn học chống cận là đèn như thế nào? Hay như thế nào là đèn  học chống cận?

DENLEDNHAT.COM –  Hiện nay trên thị trường có rất nhiều, rất rất rất nhiều cá nhân hay tổ chức đang rao bán quảng cáo trên mạng cũng như tại các cửa hàng nào là: Đèn chống cận tốt cho mắt, đèn chống cận giá rẻ,…

Vậy thực chất, các loại đèn này có chống được cận thị như quảng cáo hay không? 

Để hiểu được gốc rễ vấn đề chúng ta cần tìm hiểu bài viết qua các chủ đề sau:

  1. Tìm hiểu bệnh cận thị là gì? Các nguyên nhân dẫn đến cận thị.
  2. Ví dụ điển hình: Tại sao kính cận ra đời và kính cận giúp người bệnh như thế nào?
  3. Đèn chống cận là đèn như thế nào? Có năng lực gì mà có thể chống cận được?

Vấn đề 1: Trước hết phải hiểu bệnh cận thị là bênh như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cận thị?

  • Cận thị được xem là một bệnh và có lẽ ai cũng biết cận thị là như thế nào rồi, thời lượng bài viết sẽ quá dài nếu như giải thích thêm và trên DENLEDNHAT.COM cũng đã có quá nhiều bài viết nói và giải thích về Cận thị là gì rồi, bạn đọc chịu khó tìm hiểu thêm nhé!
  • Cận thị là do rất nhiều nguyên nhân như: Ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến bàn học, chế độ dinh dưỡng, xem tivi, chơi điện tử quá nhiều, yếu tố di truyền…

Vấn đề 2: Tại sao kính cận ra đời và kính cận giúp người bệnh như thế nào?

  • Người cận thị là người có mắt không thể thấy được các vật ở xa, chỉ có thể thấy được các vật ở gần do điểm cực cận của mắt và điểm cực viễn của mắt gần hơn so với mắt của người thường.
  • Kính cận là 1 loại thấu kính phân kỳ. Về nguyên tắc, kính cận sẽ giúp cho người cận thị có thể nhìn rõ vật ở xa.
  • Vật thật ở xa kính khi qua kính cận sẽ tạo 1 ảnh ảo ở gần nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt người bị tật cận thị vì thế nên người ấy nhìn được vật ở xa.

Vấn đề 3: Đèn học chống cận là đèn như thế nào? Có năng lực gì mà có thể chống cận được?

Như một bài viết trên trang evn.com.vn đã đăng tải rằng: Liệu đèn led có chống được cận thị? Hay như bài viết trên báo anninhthudo.vn có tựa đề Thực hư về đèn chống cận thị. Trong các bài viết trên các tác giả đã có cái nhìn rất chính xác và tổng quát về đèn chống cận thị, qua bài viết có đoạn:

Trên trang EVN có đoạn viết:

Cứ led là… chống cận thị?

Tại các cửa hàng bán thiết bị điện, đồ dùng học tập trên các phố Ngọc Lâm (quận Long Biên), Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) Hà Nội, đa số các loại đèn bàn đều được gắn nhãn “Đèn bảo vệ mắt”, “Đèn chống cận thị”… với giá cả dao động từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/chiếc. Đáng nói, một số loại đèn bàn bảo vệ mắt giá rẻ còn mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Đèn gắn nhãn Made in Viet Nam nhưng khi khách hàng hỏi do công ty nào sản xuất thì người bán không biết, chỉ khẳng định là hàng Việt. Còn các sản phẩm có thương hiệu Việt Nam… giá lại khá cao.
Khi giới thiệu với khách hàng về chức năng đèn bảo vệ thị lực, người bán cũng không hiểu tính năng của đèn chống cận. Trả lời câu hỏi về sự khác biệt cơ bản giữa đèn chống cận với đèn thông thường là gì, chị Lê Cẩm Nhung – Chủ một cửa hàng thiết bị điện trên phố Ngọc Lâm trả lời một cách tỉnh queo, đèn chống cận thị là đèn sử dụng bóng đèn led! Đèn càng đắt, khả năng chống cận càng tốt (!?)… 
Giữa một “rừng” các loại đèn bàn chống cận thị đa dạng về chủng loại và giá cả, hầu hết khách hàng đều mua theo tâm lý “ăn may”. Vừa mua chiếc đèn bàn chống cận của Việt Nam với giá gần 700.000 đồng, chị Nguyễn Thị Thúy (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, hiện nay tỉ lệ học sinh bị cận thị quá nhiều, không mua cho con thì không yên tâm. Nhưng đi mấy cửa hàng, thấy đèn học nào cũng có nhãn bảo vệ thị lực, nên chẳng biết chọn loại nào. “Thôi thì đầu tư cái đắt, mong là “tiền nào của nấy” – chị Thúy chia sẻ.
Theo các chuyên gia, không có loại đèn nào có thể chống lại được bệnh cận thị, mà chỉ có loại đèn cho ánh sáng tốt, phù hợp với mắt giúp mắt ít phải điều tiết và qua đó sẽ giảm được việc tăng độ cận của mắt. Đèn học phải đảm bảo màu sắc ánh sáng, độ chiếu sáng, nhiệt độ và khoảng cách đèn với mặt bàn…
Bác sĩ Vũ Thị Thanh – Giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội cho biết, cận thị là do rất nhiều nguyên nhân như: Ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến bàn học, chế độ dinh dưỡng, xem tivi, chơi điện tử quá nhiều, yếu tố di truyền… Chiếu sáng tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc đề phòng cận thị chứ không thể chống được cận thị và trên thực tế cũng không có loại đèn nào có thể chống được cận thị.
“Một đèn bàn tốt là đèn không nháy, không lóa, có chỉ số hoàn lại màu sắc cao cho màu sắc trung thực nhất, tạo được ánh sáng có độ sáng đủ và rõ để mắt đọc được sách một cách thoải mái nhất, không phải điều tiết quá nhiều, qua đó bảo vệ thị lực cho người sử dụng…”, bác sĩ Thanh cho hay. 

 

Còn trên báo An ninh thủ đô có đoạn:

Do có con trai nhỏ năm nay vào lớp 1 nên khi đi mua đồ dùng học tập cho con, chị Nguyễn Hồng Thanh ở khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên đã mua thêm 1 chiếc đèn được quảng cáo là chống được cận thị, với giá 900.000đ/chiếc. Song chỉ sau vài hôm, chị Thanh đã nhanh chóng thất vọng khi  thấy chiếc kính cận mới xuất hiện trên mặt cô bé hàng xóm – người vẫn thường xuyên dùng “đèn chống cận”…

Vô số loại đèn chống cận thị

Dạo một vòng qua các siêu thị bán đồ điện hay khu vực phố Trần Phú, Phùng Hưng chúng tôi thấy có khá nhiều loại đèn được quảng cáo là chống cận thị, bảo vệ thị lực được bày bán với giá cả, tên gọi và kiểu dáng khác nhau, gồm cả đèn nhập ngoại và đèn được sản xuất trong nước. Thông thường, đèn chống cận được lắp bóng huỳnh quang, nhưng cũng có loại lắp bóng đèn tròn.
(Mục đích của việc lắp bóng huỳnh quang hay bóng tròn là để giảm giá nhằm tăng lợi nhuận của người bán, còn đèn compact huỳnh quang thì ai cũng biết là không tốt cho mắt khi ngồi học vì ánh sáng của bóng đèn bị nháy)

Do sắp bước vào năm học mới nên loại đèn này bán khá chạy. Với loại đèn được sản xuất trong nước và đèn Trung Quốc có giá thấp hơn chỉ dao động từ 50.000-200.000đ/chiếc. Song, điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn là đến thời điểm hiện tại chưa có tài liệu cũng như nghiên cứu nào về đèn chống cận. Ngoài ra, khi bán đèn, người bán hàng không đưa kèm theo hướng dẫn sử dụng như đèn được lắp đặt ở khoảng cách, vị trí, không gian chiếu sáng như thế nào là phù hợp nên khó có thể xác định được nó có thể chống được cận thị hay không?

>>> Như vậy Đèn học chống cận

Là đèn không nháy, không lóa, có chỉ số hoàn lại màu sắc cao cho màu sắc trung thực nhất, tạo được ánh sáng có độ sáng đủ và rõ để mắt đọc được sách một cách thoải mái nhất, không phải điều tiết quá nhiều, qua đó bảo vệ thị lực cho người sử dụng.


Hướng dẫn cách chọn đèn học chống cận đúng chuẩn bảo vệ mắt

  • Đèn bàn học có độ cao trung bình từ 40 cm – 60cm.
  • Cường độ sáng lớn hơn 500lux.
  • Ánh sáng phải ổn định: Không nháy, không lóa khiến mắt phải điều tiết quá nhiều.
  • NÊN sử dụng bóng đèn có ánh sáng vàng như ánh sáng ban ngày.
  • Chỉ số hoàn màu phải đạt từ 80-85 trở lên để nhìn màu sắc trung thực nhất.
  • Nhiệt độ bóng không quá cao.
  • Trong quang phổ không được có tia tử ngoại và hồng ngoại.
  • Tuổi thọ cao: Không suy giảm chất lượng ánh sáng theo thời gian.
  • Nên chọn những bóng đèn từ những nhà sản xuất uy tín và có thông số kỹ thuật cụ thể được lưu trên vỏ hộp.
  • Lưu ý: Khi ngồi học cần bật thêm một bóng đèn phụ, bóng đèn phụ KHÔNG NÊN sáng hơn so với ánh sáng của bóng đèn học. Bóng đèn phụ nên thắp sáng ở khoảng không gian tối còn lại trong phòng.

Hướng dẫn chọn đèn học và sử dụng đèn học Humitsu đúng chuẩn.

Trả lời

Main Menu