Đèn học chống cận: Chỉ là quảng cáo!

ngoi-hoc-dung-chuan-tu-the-224x300

Đèn học chống cận: Chỉ là quảng cáo!

Chuẩn bị đầu năm học, thị trường đèn học chống cận bắt đầu nở rộ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện chưa vẫn chưa thấy công bố nghiên cứu cụ thể về loại đèn này. Tốt nhất để chống cận cần chú ý cách sử dụng ánh sáng và tư thế ngồi học.

Khách hàng khó khăn khi chọn đèn học cho con tại một cửa hàng thiết bị điện

Mua đèn… vì niềm tin

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn được gắn thêm biển: Đèn học chống cận thị, đèn bảo vệ thị lực. Tuỳ loại đèn mà có kiểu bóng khác nhau. Nhìn chung, đèn học chống cận hiện đang có các loại bóng như bóng huỳnh quang (loại ống tuýp ngắn khoảng 15cm, hai bóng trong một máng đèn); bóng đèn tròn, bóng đèn hạt mít…

Tất nhiên, theo giới thiệu của người bán hàng,  đèn có các chức năng khác với đèn thường khác là đèn được trang bị mạch điện điều chỉnh tần số dòng điện, ánh sáng tốt, có tác dụng bảo vệ mắt, chống cận thị…

Giá thành sản phẩm Đèn học chống cận

Từ các tính năng và thương hiệu, giá cả của các loại đèn này rất khác nhau. Các loại đèn có thương hiệu nước ngoài có giá cao lên đến 800.000 – 900.000đ/cái, còn hàng trong nước, Trung Quốc chỉ dao động từ 60.000 – 200.000đ/cái.

Hầu hết các bậc phụ huynh mua đèn học chống cận tại một số địa điểm bán đồ dùng học tập, đều cho rằng họ tin vào nhà sản xuất chứ biết rất ít về sự khác nhau của các loại đèn này. “Con tôi hiện đang dùng loại đèn học chống cận. Nói là dùng nhưng thực tế thì chưa biết được như thế nào vì hiện chưa thấy có tài liệu nào nói về đèn chống cận, khi mua cũng không có hướng dẫn sử dụng cụ thể nên dùng như thế nào nên không biết có chống cận được hay không!”, ngay cả BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt TƯ cũng phân vân.

Không có đèn học chống cận

Sau khi tiếp nhận thông tin này, phóng viên đã liên hệ với các chuyên gia liên quan đến điện tử, vật lý nhưng đều nhận được các ý kiến: Chưa tìm hiểu về loại đèn này.

Còn TS Lê Anh Dũng, giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị trường học Việt Nam cho rằng, đèn chống cận chỉ là quảng cáo. Ánh sáng đèn học cần đảm bảo được đủ thì có thể chống được cận. Ngoài ra, các đèn học này chưa có các hướng dẫn như khoảng cách, vị trí, không gian chiếu như thế nào là phù hợp nên khó có thể xác định được tại sao lại gắn thêm mác chống cận.

“Để chống cận cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ có đèn học.

Ví dụ bàn ghế, tư thế ngồi học… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chống cận thị”, TS Dũng chỉ rõ.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm điện năng thì không có đèn bảo vệ thị lực hay chống cận. “Bố mẹ cần phải biết lựa chọn ánh sáng của đèn phù hợp với phổ nhạy cảm của mắt, phải  đảm bảo được các yếu tố nhưng không gây chói mắt, độ đồng đều cao. Đồng thời phải có cách ngồi học, thư giãn hợp lý tránh hại cho mắt”, TS Khải nhấn mạnh.

“Không có đèn học chống cận, chỉ có đèn học giúp người học hạn chế các tật về mặt như cận thị”

Theo ông Hùng CEO, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Sông Mã thực tế, không có loại đèn học để bàn nào có thể chống cận thị, chỉ có đèn học tốt giúp bảo vệ thị lực hay hạn chế bệnh cận thị. Cũng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về đèn chống cận. Bạn chớ nên tin lời quảng cáo mà nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn loại đèn phù hợp và tốt cho mắt của con.

Hiện tượng bị cận thị là do

Ngồi học hay đọc sách, làm việc không đúng tư thế và dưới ánh sáng không đủ hay ánh sáng “không tốt” sẽ gây nên hiện tượng cận thị ở trẻ. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tốt gây ảnh hưởng tới tình trạng của mắt.

Thông thường, mắt người chỉ chịu được mức 1.000nit nhưng nhiều loại đèn lại được thiết kế sáng quá gây chói mắt cho người học. Bên cạnh đó, ánh sáng phải có nhiệt độ màu khoảng 4000K – 5000K, cường độ ánh sáng trên sách vở từ 300 – 500lux, độ đồng đều lớn hơn 0,7.

Điều tối kỵ nhưng nhiều người mắc phải

“Tình trạng chỉ bật đèn sáng ở sách còn phòng lại tối, đang nhìn sáng lại chuyển sang tối và ngược lại nhiều lần sẽ gây nên mỏi mắt. Ánh sáng tốt nhất là ánh sáng trời nắng không mây. Không nên sử dụng bóng đèn có ánh sáng trắng lạnh và bóng đèn có ánh sáng vàng có khí Halogen. Ánh sáng trắng lạnh có nhiều tia tử ngoại sẽ gây hại cho mắt, còn ánh sáng vàng gây nóng”, TS Khải chia sẻ.

Khi cảm thấy mỏi mắt cần nhìn ra nơi xa vô cực

Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ và nhìn vào lùm cây màu xanh. Không nên nhìn vào các vật hay cây có màu sắc chói như đỏ. Khoảng cách giữa đầu và sách vở dao động khoảng 30cm, chữ đọc phải rõ, giấy nên có màu trắng vàng.

Cũng theo ông Hùng CEO – HSMA Co.,Ltd đưa ra lời khuyên khi chọn mua đèn học LED để bàn cần xem xét các yếu tố

Ngồi học đúng tư thế chuẩn và đủ ánh sáng sẽ bảo vê đôi mắt không bị cận

Ngồi học đúng tư thế chuẩn và đủ ánh sáng sẽ bảo vê đôi mắt không bị cận

  1. Hãy tìm mua đèn học để bàn có thương hiệu và uy tín.
  2. Chỉ mua khi sản phẩm và được tư vấn chu đáo nhất.
  3. Không nên ham rẻ vài chục nghìn hoặc một hai trăm nghìn mà lưỡng lự rồi chọn đèn rẻ tiền kém chất lượng. Nên nhớ: Tiền nào của nấy, đừng ham rẻ mà tiền mất tật mang.
  4. Ngồi học đúng tư thế chuẩn và đủ ánh sáng sẽ bảo vê đôi mắt không bị cận.

  5. Để phòng tránh bị tật khúc xạ, các bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất cần bổ sung cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, học hành điều độ và khám mắt định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm.
  6. Ngay từ khi trẻ bắt đầu làm quen với việc học, cha mẹ cần kiểm soát tư thế ngồi học của trẻ, luôn nhắc trẻ giữ khoảng cách từ mắt đến sách là 30 – 35cm.
  7. Tại trường học, thầy cô cũng nên nhắc nhở trẻ không được cúi thấp khi học và có thể luân chuyển đổi chỗ ngồi một tháng một lần nhằm tạo cho mắt trẻ linh hoạt trong tầm nhìn.
  8. Chọn đèn LED cho ánh sáng liên tục, giúp cho mắt ổn định với thời gian học tập và làm việc lâu dài.

  9. Chỉ số hoàn màu cao (CRI>85), tăng sự nhận biết màu sắc, đồ vật, nét chữ được rõ ràng.
  10. Độ sáng của đèn, đảm bảo độ sáng của đèn trong các điều kiện làm việc khác nhau.
  11. Chọn đèn không chói lóa giúp cho mắt ít phải điều tiết với ánh sáng.
  12. Nguồn sáng phân bố đều, đảm bảo một sự đồng đều về độ rọi trên bề mặt sách vở hay làm việc.
  13. Độ sáng ổn định theo thời gian, đảm bảo chất lượng nguồn ánh sáng là nguồn sáng tốt và không bị suy giảm sau 03 năm sử dụng.
  14. Thân thiện với môi trường, không phát thải chất độc hại cho môi trường, tiết kiệm năng lượng và an toàn cho người sử dụng.

Trích đăng: Dantri

Theo: Vân Đài – Khoa học & Đời sống

Trả lời

Main Menu