Trở thành chuyên gia với 10 bài kiểm tra đất để trồng rau sạch

DENLEDNHAT.COM – Bí quyết để trồng rau tươi ngon, sạch và chất lượng ngoài việc sử dụng đèn LED trồng cây là gì?

Đó chính là đất trồng.

Để kiểm tra xem đất có đạt yêu cầu hay không hãy học ngay 10 cách kiểm tra đất trồng rau sạch dưới đây.

kiem-tra-dat-trong-rau-sach

Đất là một trong các điều kiện quyết định đế chất lượng sản phẩm cây trồng. Nguồn: Internet

kiem-tra-dat-trong-rau-sach-1

Có 3 loại đất với những đặc tính khác nhau. Nguồn: Internet

Tiến sĩ James Walworth, một nhà khoa học về đất đai thuộc trường Đại học Arizona, Tucson nói: “Các nguyên tắc chung để kiểm tra đất thường được áp dụng ở bất cứ nơi nào nhưng sẽ có những điểm khác biệt”.

Các nhà khoa học cảnh báo người làm vườn không nên đi đến kết luận khi mới tiến hành 1 – 2 bước kiểm tra đất để trồng rau sạch. Hãy thực hiện đầy đủ để hiểu hết về đất của bạn.

10 bài kiểm tra đất để trồng rau sạch

1. Kiểm tra kết cấu của đất

Để kiểm tra kết cấu của đất, tránh cho việc đất bị quá ướt hoặc quá khô, hãy đào một hố sâu khoảng 15 – 25cm, lấy một phần đất mà vẫn giữ được hình dạng của nó, khi bạn dùng ngón tay thọc nhẹ vào nắm đất sẽ vỡ ra. Từ đó, bạn có thể xác định được đất của bạn có xốp, bột hay ở dạng hạt.

  • Khi nắm đất vỡ nhẹ ra có nghĩa là đất của bạn khá tơi xốp, rất tốt cho việc trồng trọt.
  • Khi nắm đất vẫn giữ nguyên hình dạng không suy chuyển. Điều đó chứng tỏ đất của bạn là đất sét.
  • Khi nắm đất tơi ran gay khi bạn mở bàn tay nghĩa là đất của bạn là đất cát.

Tiến sĩ Tom Thompson, giáo sư khoa học đất đến từ Đại học Arizona cho biết: “Đất giàu chất dinh dưỡng thường có độ xốp khá tốt. Đó chính là đất mùn”. Vì vậy, kiểm tra đất để trồng rau sạch giúp nâng cao hiệu quả và sản lượng cây trồng cho bạn.

2. Kiểm tra độ rắn của đất

Bạn cắm những những cây thẳng đứng ở các vị trí khác nhau của đất. Cây càng bị uốn cong chứng tỏ đất ở khu vực đó có độ ẩm cao hơn.  Đất có độ ướt vừa phải giúp cho sự phát triển của rễ và cung cấp lượng nước cho cây, giữ giun đất và các động vật khác lưu thông tự do.

3. Khả năng trồng trọt

Nếu bạn cày xới hoặc đào đất thường xuyên để trồng cây có thể làm giảm chất lượng của đất. Đặc biệt, khi bạn sử dụng máy kéo, máy cày khiến cho đất làm việc “mệt” hơn. Điều đó vô tình phá hủy đi lớp vi sinh vật có lợi trong đất, khiến cho đất trở nên nghèo chất dinh dưỡng và khô cằn hơn.

4. Sinh vật trong đất

kiem-tra-dat-trong-rau-sach-2

Kiểm tra đất để trồng rau sạch bằng cách xem xét hệ sinh thái trong đất của bạn. Nguồn: internet

5. Giun đất

kiem-tra-dat-trong-rau-sach-3

Nếu kiểm tra đất có giun đất thì chứng tỏ đất của bạn giàu dinh dưỡng. Nguồn: internet

Để kiểm tra đất trồng rau sạch và các loại sinh vật sống trong đất, bạn đào hố khoảng 15cm và nhìn vào lỗ đó khoảng 4 phút. Quan sát xem có bao nhiêu loại sinh vật ở khu vực đó. Có thể gồm: rết, bọ cánh cứng, nhện, giun…Hãy kiểm tra đất trồng rau sạch nhẹ nhàng và khám phá thế giới vi sinh vật trong khu đất của bạn nhé.

Nếu số lượng vi sinh vật nhỏ hơn 10 chứng tỏ đất của bạn không có đủ số lượng vi sinh vật cần thiết. Sự xuất hiện của các loại nấm, vi khuẩn, côn trùng, động vật không xương sống khác là một trong những dấu hiệu cho thấy chất lượng của đất. Còn nếu xuất hiện các loại trườn và bò trong khu vườn thì bạn sẽ không cần lo lắng về sâu bệnh.

6. “Phế liệu” từ thực vật

Nếu bạn mới trồng một mùa vụ xong chứng tỏ trong đất của bạn vẫn còn “phế liệu” từ thực vật. Kiểm tra đất để trồng rau sạch, sau thu hoạch khoảng 1 tháng bạn đào sâu xuống đất khoảng 25cm và tìm dấu hiệu của thực vật. Các “phế liệu” từ thực vật hữu cơ rất quan trọng. Sự xuất hiện các bộ phận của cây trồng đang được phân hủy cho thấy tốc độ phân hủy lý tưởng.  Những “phế liệu” từ thực vật chính là nguồn phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng an toàn cho đất. Ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, cây cối bị phân hủy nhanh, còn ở đất cằn cỗi, cây cối bị phân hủy từ từ hơn.

7. Quan sát cây trồng

Nếu muốn kiểm tra đất trồng rau sạch của mình, bạn cũng có thể quan sát qua sự phát triển của cây trồng. Cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh chứng tỏ đất ở đó rất giàu dinh dưỡng, ngược lại, cây còi cọc chứng minh đất ở đó nghèo về dinh dưỡng.

Lưu ý: nếu bạn trồng cây muộn hoặc trong thời kỳ hạn hán, bị nhiễm sâu bệnh thì không thể kiểm tra đất để trồng rau sạch bằng cách này được đâu nhé.

8. Sự phát triển của gốc

kiem-tra-dat-trong-rau-sach-5

Sự phát triển của rễ cây là một trong số những cách kiểm tra đất để trồng rau sạch. Nguồn: Internet

Dùng xẻng hoặc xà beng đào nhẹ vùng đất quanh gốc cây, tốt nhất là bạn nên chọn cây cỏ dại để không lãng phí. Tiến hành đào đến khi chắc chắn có thể lấy được cả bộ rễ của cây thì nhổ cả cây lên và kiểm tra sự phát triển của gốc.

Rễ khỏe mạnh thường có màu trắng. Ngược lại, rễ màu nâu, nhỏ chứng tỏ cây đang gặp vấn đề về thoát nước, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng. Rễ còi cọc cũng chứng tỏ cây đang gặp vấn đề về sâu bệnh hoặc có sự phá hoại của côn trùng. Vì vậy, khi kiểm tra đất để trồng rau sạch bạn có thể tìm được nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của cây.

9. Khả năng thoát nước của đất

Kiểm tra đất để trồng rau sạch thông qua khả năng thoát nước rất quan trọng. Một số loại cây có thể chết nếu rễ của chúng bị ẩm ướt quá mức.

Bạn tiến hành kiểm tra như sau:
  • Đào 1 lỗ có kích thước 0,5 x 1 m.
  • Đổ đầy nước vào lỗ và chờ cho chỗ nước đó thoát hết
  • Đổ đầy nước lần thứ 2
  • Dõi theo xem bao lâu thì chỗ nước vừa đổ mới hết Nếu chỗ nước bạn đổ phải mất cả giờ mới thoát được nghĩa là đất của bạn đang gặp vấn đề về khả năng thoát nước đó.

10. Khả năng sẵn có của nước

kiem-tra-dat-trong-rau-sach-6

Chờ xem khi nào cây có dấu hiệu khát nước cũng là một cách kiểm tra đất để trồng rau sạch. Nguồn: Internet

Với cách kiểm tra đất để trồng rau sạch này, bạn chờ cho mưa ngấm sau đó hãy chờ xem bao lâu cây bắt đầu có dấu hiệu “khát”. Nếu cây trồng yêu cầu tưới thường xuyên hơn so với các khu vực khác thì đất của bạn chính là thủ phạm.

Nếu đất tốt thì có thể làm chậm quá trình bốc hơi của nước và cung cấp đầy đủ cho cây và ngược lại. Hãy kiểm tra đất trồng rau sạch bằng 10 bài kiểm tra trên để kiểm tra xem đất của bạn có đủ điều kiện và cần bổ sung những gì nhé.

Trả lời

Main Menu