Chuẩn bị cho trẻ đi mẫu giáo theo phương pháp Montessori

Phụ huynh ta chỉ cần nhớ: hè là cho trẻ con sống đời con trẻ - Ảnh 1. Khi trẻ con ôm chồng vở phần thưởng cuối năm về, báo hiệu mùa hè bắt đầu, phụ huynh biết mình giờ chính thức "đối đầu tướng cướp". Làm gì để chúng chơi được mà không quên bài? Làm gì để sau kỳ hè nhàn nhã chúng không hình thành những thói quen xấu? Không phải bố mẹ nào cũng có thời khóa biểu tự do để cả hè rong ruổi cùng con lên rừng xuống suối mò cua bắt ốc "giả" nông dân. Không phải ai cũng có tiền (và cả can đảm) để gửi con đi các trại hè xa nhà. Số đông vẫn là: bố mẹ tiếp tục đi làm, cùng lắm dành ra vài ngày phép đưa cả nhà đi nghỉ mát, rồi sau đó con cái ở nhà, chơi loanh quanh trong xóm, xem tivi, bấm máy. Sau nửa tháng, tất cả đều sốt ruột, và con cái bắt đầu vào các lớp học thêm, cầm chừng và yên tâm. Mùa hè coi như được giải quyết. Thật phí phạm những mùa hè như thế. Giống như sau ba tiết học, có mỗi mười lăm phút ra chơi thì vẫn phải ôn bài và ngồi yên trong lớp. Chị Quỳnh Hoa (Hà Nội) ngay từ đầu hè đã ngồi lại với cô con gái lớp 10, giao tiền chợ hàng tuần và mỗi ngày con bé phải đi chợ, nấu cơm, trong chừng ấy kinh phí mà tươm tất. Đối với cô bé, không phải ngày nào cũng là trải nghiệm vui: có những bữa ăn không thành công, có tuần bị hụt tiền. "Phải rút kinh nghiệm và cố gắng thôi, quan trọng là sau kỳ hè này con bé sẽ học được cách quản gia đình" - chị Hoa nói. Với anh Thành (TP.HCM), mục tiêu trong hè là thằng Hiếu phải cao được 1,6m. Anh đến trường đăng ký lớp bóng rổ cho con, đến hồ bơi ghi danh lớp học bơi. Vợ anh gửi mua sữa (nghe nói) vừa rẻ vừa tốt từ nước ngoài, thằng Hiếu được giao cai quản hộp sữa, tự pha; cứ mỗi centimet cao thêm Hiếu sẽ được thưởng một số tiền nên chăm chỉ nhờ mẹ đo, lại còn biết cách đo kiểu hoa hậu cho có lợi: đo vào buổi sáng. Còn chị Trường (TP.HCM), suốt trong năm học đã giấu iPad và máy Nintendo trong tủ quần áo, để thằng Danh con chị tập trung học hành. Tuy thằng bé không dám đòi nhưng vào hè chị tự thấy không nên khắc nghiệt quá - bản thân chị cũng có khi chơi xếp ngọc và Pikachu mê mải cả hai tiếng. Chị đi làm, giao máy ở nhà cho ông bà kèm danh sách những thứ thằng Danh phải hoàn tất, ông bà cần nghiệm thu: xếp quần áo, lau hai tầng nhà xong là tới một cữ chơi. Rửa chén đĩa bữa trưa xong là tới một cữ chơi nữa. Đến tối khi chị về, Danh làm ba bài tập toán là một cữ chơi. Cái được ở đây là gì? "Là nó không lạc hậu với bạn bè và không quá đói khát game" - chị Trường nói. Việc chơi đó không phải cứ đương nhiên hè là được, cũng phải có lao động cả. Còn nhiều mô hình lắm, dành cho những người không thể bứt mình để về quê dài ngày, để gửi con nơi xa, đành cố thủ tại chỗ với đứa bé không có "cơ quan chủ quản" mà lại cũng không đủ tự lập, vững vàng để đi qua một mùa hè "có ý nghĩa". Để thành công, mỗi mô hình đơn giản này phải có một mục tiêu xuyên suốt: biết được việc nội trợ (chị Hoa), cao được độ cao cần thiết (anh Thành), đền bù thời gian cấm đoán (chị Trường)... Mỗi hè chỉ nên giải quyết một mục tiêu thôi, nhưng phải bám chặt vào đó, làm đều đặn theo thời khóa biểu đàng hoàng. Dĩ nhiên, các ông bố, bà mẹ có một cái xấu là thấy con mình "kín lịch" rồi là mình coi như xong nghĩa vụ hè. Không. Có con là phải nghỉ hè với nó, tranh thủ hết cỡ đưa nó đi đây đi đó, không xa thì gần, nhiều khi chỉ là phường bên thôi cũng là đi, miễn trên đường đi nói chuyện với con, nghe nó hỏi những câu lẩn thẩn, nó kể những chuyện mình thật sự không hề quan tâm. Và bởi vì chúng vẫn đang tuổi đi học, nên vẫn phải tranh thủ cho chúng học, nhẹ nhàng là mỗi tối cùng con đọc lại sách giáo khoa năm trước, đọc trước sách giáo khoa năm sau, gọi là chiến lược "một bước chân", ta đi trước bọn cùng lớp một bước. Nghe tới đây, quý vị phụ huynh đã thấy mùa hè đủ bận bịu với trẻ con chưa? Đã an tâm chưa? Ấy là chưa kể tới sách, tới phim, tới những môn văn thể mỹ mà ta khéo léo "lừa" được thì bọn trẻ sẽ đọc, sẽ xem, sẽ học. Nhưng cũng đừng lấy "đọc được thật nhiều sách" làm tiêu chuẩn hàng đầu để coi đó là một mùa hè thành công. Bản thân người viết từng gặp những đứa bé rất phí phạm: về đến quê rồi vẫn cố thủ trong nhà đọc sách, không ra ngoài trời với anh chị em mà nhổ đậu, đốt cỏ... Là phụ huynh, ta chỉ cần nhớ trong đầu: hè là giải lao, là cho trẻ con sống đời con trẻ, là được quyền thơ thẩn dậy muộn nhìn lên nóc mùng và tự hỏi những câu đầy tính vô dụng, kiểu "Hôm nay làm gì đây?". Những ngày hè thong thả ấy không còn nhiều, đời học sinh sẽ xồng xộc tới vào tháng 9 với ngút ngàn bài vở và thi cử. Hãy cho trẻ được nghỉ. Nhưng bởi ta sinh ra là con người nên không có gì là vô điều kiện cả, kể cả nghỉ ngơi. Dạy cho trẻ con thấm nhuần điều đó, rồi tùy hoàn cảnh mỗi gia đình mà sẽ nghĩ ra đủ việc.

Khi con nói sai, nói ngọng, phụ huynh không nên bắt lỗi mà nhắc lại từ đấy tự nhiên trong câu trả lời để trẻ nghe và tự điều chỉnh.

Montessori là phương pháp giáo dục được đúc kết dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của tiến sĩ người Itlay Maria Montessori nhằm giúp trẻ phát triển theo khả năng riêng. 7 bước dưới đây sẽ tạo môi trường học tập tại nhà và chuyển đổi dễ dàng cho bé trước khi bắt đầu đi học mẫu giáo.

>>> Tham khảo các kỹ năng cho trẻ

1. Học các kỹ năng cơ bản

Các nhà giáo dục Montessori khuyến khích trẻ học kỹ năng phát triển cơ thể trước khi đi mẫu giáo như: nói, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… Thời điểm học có thể ngay từ khi trẻ mới sinh ra hoặc mới biết đi. Dù chưa thể nhận thức rõ ràng, việc lặp lại các kỹ năng nhỏ sẽ tạo thói quen cho trẻ.

Bạn có thể quan sát lúc trẻ chơi để tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc và xây dựng các kỹ năng, phát triển sở thích. Ví dụ, khi trẻ tập đi, hãy đặt món đồ chúng thường hay chơi ở phía trước để dẫn dắt trẻ.

2. Cho trẻ ít đồ chơi

Khi có ít đồ chơi, thường là dưới 8 món, trẻ sẽ lựa chọn những gì chúng thực sự thích mà không bị choáng ngợp. Bạn nên chọn đồ chơi có mục đích rõ ràng, tham gia chơi cùng và yêu cầu con trân trọng món đồ, từ đó xây dựng thái độ kiên trì, tính hòa đồng, gắn kết ở trẻ.

Các nhà giáo dục Montessori cho rằng những món đồ chơi cần tư duy, lắp ghép sẽ giúp trẻ học được nhiều điều hơn những đồ hào nhoáng nhưng chỉ để giải trí. Đồ chơi yêu cầu trẻ em phải vận động cơ thể và tư duy như lắp ghép, nấu ăn… sẽ giúp chúng hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, trải nghiệm xã hội và khám phá nhiều hơn.

3. Luyện tập kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là thiết yếu trong sự phát triển của con người và trẻ hoàn toàn có thể học từ nhỏ. Các kỹ năng mềm như tự tin, độc lập… sẽ giúp trẻ trải nghiệm việc đi học mẫu giáo thuận lợi, dễ dàng hơn. Điều quan trọng khi xây dựng kỹ năng mềm là bạn cần kiên nhẫn, tạo không gian thoải mái để trẻ thích học tập.

4. Tự ăn uống

Phụ huynh nên để trẻ tự ăn uống trước khi đi học. Khi trẻ ăn, bạn hãy loại bỏ những vật dụng làm mất tập trung như TV, điện thoại… và tạo môi trường thoải mái, thư thái. Ví dụ, bạn không nên cáu giận, quát mắng con khi ăn. Điều này sẽ giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Dạy trẻ cách ăn uống lành mạnh. Ảnh: healthyfamiliesbc

Khi trẻ lớn hơn, hãy dạy chúng cách cầm dụng cụ, tiết tấu nhai thức ăn. Công việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động như phối hợp tay và mắt, có thói quen ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, chúng có thể tự giải quyết bữa ăn tại trường mà không cần người xúc và có ý thức tự giác hơn.

Hãy cho trẻ tập luyện nhiều lần ngay cả khi chúng bày bừa vì đây là cơ hội để trẻ trải nghiệm hậu quả tự nhiên, rút kinh nghiệm và phát triển. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn như xếp bát đũa, rót nước, dọn dẹp sau khi ăn và đừng quên nhắc chúng rửa tay trước ăn.

5. Dạy trẻ ngôn ngữ

Đọc, hát và trò chuyện là cách thức lý tưởng để trẻ học ngôn ngữ. Ngay khi còn nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ càng nhiều càng tốt bởi nó không chỉ giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn mà còn xây dựng vốn từ phong phú, sự tự tin. Trẻ tiếp thu tất cả ngôn ngữ qua đôi tai nên hãy cố gắng dùng từ chuẩn xác, đúng chính tả. Giới thiệu tên của tất cả đồ vật xung quanh là cách hữu ích giúp trẻ mở rộng vốn từ.

Khi trẻ nói sai, nói ngọng phụ huynh không nên bắt lỗi vì có thể khiến chúng mất tự tin, e ngại khi sử dụng ngôn ngữ. Khi trẻ nói sai, hãy nhắc lại từ đấy tự nhiên trong câu trả lời của bạn để trẻ nghe thấy và tự điều chỉnh. Ví dụ, khi trẻ nói: “Mẹ ơi cho con lước”, bạn hãy nói lại rằng: “ừ mẹ lấy NƯỚC cho con đây”. Ngoài ra, hãy thống nhất với mọi người trong gia đình để sử dụng từ ngữ nhất quán. Điều này giúp trẻ dễ dàng kết nối khi học ngôn ngữ.

6. Khuyến khích học tập bằng cách trải nghiệm

Trước khi trẻ vào mẫu giáo, học tập được thực hiện thông qua các giác quan, tức là trẻ học bằng cách trải nghiệm. Bởi vậy, bạn hãy tạo ra những tình huống, môi trường để con học chủ động. Ví dụ, đưa trẻ đi sở thú để học về các loài vật, cây cỏ. Nếu chỉ mua sách có hình động vật về đọc, trẻ sẽ ghi nhớ vào tâm trí nhưng không thực sự hiểu biết về các loài động vật đó. Sự hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh cũng như thực hành với ngôn ngữ và toán học sẽ cung cấp nền tảng tốt cho việc học chữ và số ở trường mầm non.

7. Tạo thói quen sinh hoạt cho trẻ ở nhà như khi đi học

Bạn hãy lập thời gian biểu gồm các giấc ngủ ngắn, giờ ăn, giờ chơi giống như khi ở trường mầm non mà con theo học. Trẻ em có khả năng thích nghi nhanh chóng nên khi đã luyện tập ở nhà nhiều lần, chúng sẽ sớm quen với môi trường mẫu giáo. Bạn nên dành ra một vài tuần trước khi trẻ đi học mẫu giáo để rèn luyện thói quen này.

Tú Anh (Theo Motherly)

Để lại một bình luận

Main Menu