Chọn đèn học để bàn cho trẻ vào lớp 1

den-hoc-chong-can-thi-300x200

Chọn đèn học để bàn cho trẻ vào lớp 1 và những lưu ý cực kỳ quan trọng

DenLEDNhat.Com – Thực tế, không có loại đèn học để bàn nào có thể bảo vệ thị lực hay chống cận thị một cách tuyệt đối. Cũng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về đèn chống cận. Bạn chớ nên tin lời quảng cáo mà nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn loại đèn phù hợp và tốt cho mắt của con.

Hiện tượng bị cận thị là do ngồi học hay đọc sách, làm việc không đúng tư thế và dưới ánh sáng không đủ hay ánh sáng “không tốt” sẽ gây nên hiện tượng cận thị ở trẻ. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tốt gây ảnh hưởng tới tình trạng của mắt.

>>> Nguyên nhân có thể xem thêm tại bài viết: TÌM ĐÈN BÀN HỌC CHỐNG CẬN LOẠI TỐT VÀ AN TOÀN CHO BÉ LỚP 1

Video phân biệt ánh sáng trắng và vàng nắng

Đèn LED Tròn Humitsu cho ánh sáng không nhấp nháy, có ánh sáng vàng nắng 4000K gần giống với ánh sáng ban ngày của mặt trời, ánh sáng trong vắt khi đọc sách hoặc làm việc, ánh sáng không phản quang lên trang sách.

Hiện nay chưa có quy chuẩn cho đèn LED chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng cho từng ngành nghề, ứng dụng lại càng chưa có. Điển hình là sử dụng bóng đèn như thế nào là đúng chuẩn và tốt cho đèn học để bàn.

>>> Có thể tham khảo thêm tại bài viết: CÁCH CHỌN ĐÈN HỌC ĐỂ BÀN ĐÚNG TIÊU CHUẨN

Nhưng trong bài này chuyên gia chiếu sáng Humitsu sẽ không đề cập đến các vấn đề đã nêu mà sẽ đưa ra một vài yếu tố rất quan trọng nhưng có thể ảnh hưởng tới vóc dáng, sự năng động sáng tạo của người sử dụng đèn để bàn cho người sử dụng đặc biệt là trẻ nhỏ chuẩn bị vào cấp 1.

Lưu ý 1: Kích thước bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn của bộ y tế

Ngoài học ở trên trường lớp ra thì các em học sinh cũng cần ôn lại kiến thức và đọc trước bài mới ở nhà. Có thể thời gian trẻ ngồi học, đọc sách ở nhà không nhiều hơn ở trường nhưng không vì thế mà xem thường các quy chuẩn khi sắm bàn ghế học sinh cho các em sử dụng ở nhà. Tư thế ngồi khi học, đọc sách của học sinh đã được bộ y tế nghiên cứu và đưa ra một số thông tin cụ thể cho sản phẩm này.

  • Bàn và ghế học sinh phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế, đặc biệt ghế phải có thành tựa lưng.
  • Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng của ghế học sinh bằng 2/4 – 2/3 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4 – 0,5m.
  • Lớp mầm non: ghế cao 30cm, bàn cao 50cm (cỡ 2).
  • Bậc tiểu học: ghế cao 33cm, bàn cao 55cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38cm, bàn cao 61cm (cỡ 4).
  • Bậc trung học: cỡ 4; hoặc ghế cao 44cm, bàn cao 64cm (cỡ 5).
  • Khoảng cách từ bàn đầu tới bảng là 1,7 – 2 m. Bàn cuối cách bảng không quá 8m.

Ngồi là một hành động có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các em, nếu ngồi không đúng cách thì xương sống của các em sẽ bị vẹo, hoặc lệch vai, gù lưng vì xương khớp ở lứa tuổi này là đang phát triển. Vì vậy, không được xem thường cách ngồi học và một bộ bàn ghế có thể thay đổi được chiều cao sao cho phù hợp với chiều cao của mỗi em sẽ đáp ứng được yêu cầu này.

Lưu ý 2: Kích thước đèn bàn học chuẩn cho trẻ

  • Vì trẻ trong giai đoạn từ mẫu giao lên cấp 1 nên đây là giai đoạn “Vàng” để phát triển về cơ, xương, tầm vóc do vậy nên chọn đèn có kích thước cao từ 45 – 60cm là chuẩn nhất.
  • Đèn để bàn cần có thiết kế chắc chắn vì trẻ hay nghịch dễ làm rơi. Tốt nhất, nên chọn những loại đèn có thể gắn trực tiếp vào bàn học, có cần xoay dài 360 độ linh hoạt >40cm như đèn để bàn Humitsu để ánh sáng chiếu đều từ trên xuống, bao quát cả bàn học và có thể điều chỉnh linh hoạt giúp phù hợp với nhiều không gian học khác nhau.
  • Không nên mua những đèn học để bàn có thân đèn cố định và cần ngắn, sát với mặt bàn, sẽ khiến ánh sáng bị lóa, phân bổ không đều.
  • Phần chụp đèn cần có thiết kế phù hợp, không để ánh sáng hắt quá nhiều, đồng thời cũng không che khuất nhiều ánh sáng gây tối khi sử dụng.

Lưu ý 3: Màu sắc ánh sáng và độ sáng

  • Chọn bóng đèn LED có quang thông thuộc dải 4000K – 5000K(đây là dải ánh sáng vàng trắng hay còn gọi là vàng nắng hoặc vàng nhạt) có hiệu suất phát quang từ 100lm/W.
  • Chỉ số hoàn màu phải cao đạt từ 80 – 85 Ra để nhìn rõ vật màu sắc, kích thước đúng.
  • Tránh sử dụng ánh sáng màu trắng vì có thể làm lóa mắt khi ánh sáng hắt xuống trang sách màu trắng.
  • Công suất sử dụng với bóng đèn học LED Humitsu thì chỉ cần từ 3w – 5w là rất sáng. Không nên chọn loại có công suất lớn hơn vì mắt trẻ đang còn rất tinh, dùng bóng đèn có độ sáng lớn hơn trẻ rất nhanh bị mỏi mắt.
Một lưu ý quan trọng: Nhiều đèn LED kém chất lượng thường ghi công suất khá cao từ 9w, 12w, 15w, hay thậm chí là 20w nhưng độ sáng chỉ bằng 3w – 5w của bóng đèn cao cấp Humitsu.

Đèn bàn học LED Nhật Bản

Lưu ý 4: Màu sắc của đèn để bàn

Hầu hết trẻ đều luôn muốn ý kiến của mình được người lớn lắng nghe

Hầu hết trẻ đều luôn muốn ý kiến của mình được người lớn lắng nghe

Hầu hết trẻ đều luôn muốn ý kiến của mình được người lớn lắng ngheMàu sắc không hề giản đơn như chúng ta hằng nghĩ. Chúng có thể mang đến cho bạn những cảm xúc khác nhau và kích thích các giác quan của bạn. Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như sự phát triển của bé.

Bên cạnh những lưu ý trên để tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi học, bạn nên chọn đèn bàn học cho trẻ có màu sắc năng động khơi dậy sự sáng tạo và kích thích tư duy cho trẻ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của trẻ về màu sắc mà bé yêu nhà bạn thích. Điều này vừa giúp bạn dễ dàng có cơ sở lựa chọn, vừa khiến bé yêu cảm thấy mình được bố mẹ tôn trọng. Tránh gặp phải trường hợp bé phản ứng không tốt nêu bạn chọn đồ không hợp ý.

Tìm hiểu về gam màu

Có ba màu cơ bản là đỏ, vàng và xanh dương. Những màu sẫm [hoặc cường độ màu cao] được coi là màu tự do từ màu trắng hoặc màu đen và giúp chúng ta tạo ra mười hai hệ màu. Pha trộn bất kỳ hai màu cơ bản: Đỏ, vàng và xanh tạo ra một màu thứ cấp.

Màu sắc thứ cấp là Xanh lá, Cam và Tím. Sự cân bằng màu sắc của hệ 12 màu: gọi là các màu trung gian – được thực hiện bằng cách phối màu cơ bản và màu thứ cấp lại với nhau. Thông thường màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp, nên được gọi là những gam màu nóng. Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnh lẽo và được xếp vào nhóm màu lạnh. Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệu ứng tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, còn màu lạnh dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu.

Bảng màu

Sắc màu và cảm giác
  • Những màu có tông trắng sẽ tạo ra cảm nhận tinh khiết và sống động.
  • Những màu có tông đen và tối thường truyền đi những cảm giác buồn, u uất.
  • Những màu sắc như màu xanh, màu đỏ tía, màu vàng xanh, màu đen đậm thường tạo không gian thoải mái.
  • Những tông màu “nóng” như đỏ, cam, tím đỏ thường tạo nên không gian mạnh mẽ và năng động.
  • Những màu nhạt nhẹ như màu ngọc lam, màu xanh lá mang lại cảm giác tươi mới và thoải mái.
  • Những màu đem lại cảm giác ấm áp được biết đến như những màu có độ đậm, đen và vàng như: màu nâu, màu hạt dẻ.
  • Những màu dịu nhẹ như màu hồng, cam nhạt, vàng, hay màu kem sẽ tạo nên không gian ngọt ngào và sống động.
  • Những màu đậm như đỏ, xanh dương, vàng và cam tạo cảm giác sống động, sôi nổi.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý Nga cho thấy hiệu ứng cảm xúc đối với màu sắc như sau:
  • Màu đỏ: kích thích cảm xúc, tính tích cực, khơi gợi những mối liên tưởng của con người. Năng động và sáng tạo.
  • Màu vàng: ấm áp và dễ chịu, làm cho con người sẵn sàng hành động tận tâm tận lực.
  • Màu vàng da cam: giúp con người vui vẻ, phấn khởi.
  • Màu lục: mang đến sự bình tĩnh, yên vui, dễ tạo nên những mối liên tưởng đa dạng.
  • Màu đen: tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau khổ.
  • Màu trắng: khiến con người thấy yếu đuối…

Đó chính là nguyên nhân vì sao mọi người không thích ở những căn phòng đen trắng. Những thực nghiệm của các nhà tâm lý người Áo cũng chứng minh rằng nếu ta dùng phấn màu xanh lá cây viết lên bảng màu vàng nhạt sẽ giúp học sinh tập trung suy nghĩ hơn, tăng cường trí nhớ, giữ gìn thị lực ở mức độ nhất định. Thêm nữa, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia Đức cho thấy, màu vàng chanh là một “thứ thuốc an thần dễ chịu”.

Nguồn: Marketing HSMA – Đăng bài: www.denlednhat.com

2 Nhận xét/ đánh giá

  1. Đèn bàn học chống gù, chống cận thị chuyên dụng tốt nhất cho trẻ Đèn học để bàn là vật dụng không thể thiếu trong quá trình trẻ nhỏ trưởng thành. Việc chọn đèn học hợp lý, không chỉ tốt cho sức khỏe và mắt của bé, mà còn tốt cho lâu dài sau này. Nhưng để chọn được một chiếc đèn bàn học tốt không bị nhấp nháy, ánh sáng phản xạ vào vật thể phải chân thật tránh gây mỏi mắt và đặc biệt là không có các tác động tiêu cực của tia cực tím, hồng ngoại thì không phải phụ huynh nào cũng biết.  Hiện nay trên thị trường đang được bày bán với nhiều sản phẩm khác nhau, của nhiều thương hiệu khác nhau. Khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn để có thể lựa chọn được cho con em mình một chiếc Đèn bàn học chống gù, chống cận thị chuyên dụng tốt nhất cho trẻ như ý. Hãy cùng DENLEDNHAT.COM tìm hiểu về chiếc đèn bàn học vừa chống gù và chống cận cho trẻ khi sử dụng trong bài viết chi tiết này nhé!
  2. Bé chuẩn bị vào lớp 1, dùng đèn học loại nào tốt ạ. Đèn Led liệu có chống cận thị được như họ quảng cáo không nhỉ? Lăn tăn quá! Chào mẹ nó, Thực tế, không có loại đèn học để bàn nào có thể bảo vệ thị lực hay chống cận thị một cách tuyệt đối. Cũng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về đèn chống cận. Bạn chớ nên tin lời quảng cáo mà nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn loại đèn phù hợp và tốt cho mắt của con. Hiện tượng bị cận thị là do ngồi học hay đọc sách, làm việc không đúng tư thế và dưới ánh sáng không đủ hay ánh sáng “không tốt” sẽ gây nên hiện tượng cận thị ở trẻ. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tốt gây ảnh hưởng tới tình trạng của mắt. Nguyên nhân có thể xem thêm tại bài viết: TÌM ĐÈN BÀN HỌC CHỐNG CẬN LOẠI TỐT VÀ AN TOÀN CHO BÉ LỚP 1, xem link này http://denlednhat.com/tin-tuc/den-hoc-chong-can-loai-tot-va-an-toan-cho-be-lop-1.html Hiện nay chưa có quy chuẩn cho đèn LED chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng cho từng ngành nghề, ứng dụng lại càng chưa có. Điển hình là sử dụng bóng đèn như thế nào là đúng chuẩn và tốt cho đèn học để bàn. Có thể tham khảo thêm tại bài viết: CÁCH CHỌN ĐÈN HỌC ĐỂ BÀN ĐÚNG TIÊU CHUẨN Xem link này: http://denlednhat.com/tin-tuc/chon-den-hoc-de-ban-dung-tieu-chuan.html Ngoài các vấn đề trên thì một vài yếu tố rất quan trọng nhưng có thể ảnh hưởng tới vóc dáng, sự năng động sáng tạo của người sử dụng đèn để bàn cho người sử dụng đặc biệt là trẻ nhỏ chuẩn bị vào cấp 1 như: LƯU Ý 1: KÍCH THƯỚC BÀN GHẾ HỌC SINH THEO TIÊU CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ LƯU Ý 2: KÍCH THƯỚC ĐÈN BÀN HỌC CHUẨN CHO TRẺ LƯU Ý 3: MÀU SẮC ÁNH SÁNG VÀ ĐỘ SÁNG LƯU Ý 4: MÀU SẮC CỦA ĐÈN ĐỂ BÀN Mẹ xem link: http://denlednhat.com/tin-tuc/chon-den-hoc-de-ban-cho-tre-vao-lop-1.html

Trả lời

Main Menu